5 tư thế yoga dưới nước giúp giải tỏa căng thẳng
1. Lợi ích sức khỏe của yoga dưới nước
Theo Himalayan Siddhaa Akshar, người sáng lập Viện Nghiên cứu và Phát triển Yoga Akshar tại Ấn Độ, Chủ tịch Tổ chức Yoga thế giới, do cơ thể được tạo thành từ 70% là nước nên yoga dưới nước, một bài tập có tác động thấp, mang lại lợi ích cho cả tinh thần và sức khỏe tổng thể.
Cụ thể:
- Yoga dưới nước có thể giúp làm dịu cơ thể vì nước có tác dụng chữa lành các giác quan.
- Bằng cách tăng chuyển động tổng thể của cơ thể, yoga dưới nước giúp cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động.
- Cải thiện nhịp thở và làm giảm mệt mỏi.
- Giúp chữa lành các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như mất ngủ vì các động tác yoga dưới nước làm dịu hệ thần kinh, làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
- Tập yoga dưới nước giúp tăng cường sức mạnh, săn chắc cơ bắp và lưu thông máu.
2. Ai có thể tập yoga dưới nước?
Độ nổi của nước làm giảm căng thẳng cho khớp, bù đắp một phần trọng lượng cơ thể, rất phù hợp với những người mới tập luyện muốn tăng cường thể lực, người già gặp vấn đề về vận động, phụ nữ mang thai, những người thừa cân và những người đang điều trị bệnh viêm khớp hoặc mật độ xương thấp như loãng xương…
3. Các tư thế yoga dưới nước
1. Tư thế ngọn núi (Tadasana)
- Tác dụng: Tư thế ngọn núi trong nước giúp cải thiện tư thế, tăng cường sức mạnh cho đôi chân và thúc đẩy sự thư giãn.
- Cách thực hiện:
- Hãy đứng ở vùng nước sâu đến ngực, hai chân rộng bằng hông. Tập trung vào cơ thể và phân bổ trọng lượng đều trên cả hai chân.
- Hai tay chắp lại đưa cao qua đầu hoặc đặt xuôi theo thân người. Giữ cột sống thẳng hàng với sức nổi tự nhiên của nước.
- Hít vào và cảm nhận sự hỗ trợ của nước nâng cơ thể lên một cách nhẹ nhàng. Thở ra nhẹ nhàng xua tan mọi căng thẳng.
2. Tư thế cái cây
- Tác dụng: Tập trung vào việc tăng cường sự cân bằng, ổn định và sức mạnh cơ bắp.
- Cách thực hiện:
- Đứng ở vùng nước sâu đến thắt lưng, hai tay chắp qua đầu và đưa một chân tựa vào đùi trong đối diện.
- Giữ thăng bằng một chân trong nước sẽ tăng thêm yếu tố kháng lực, thu hút các cơ nhiều hơn.
- Bên cạnh đó, sức cản của nước thách thức sự phối hợp cốt lõi, chân và tổng thể cơ thể của bạn.
Tư thế cái cây, một tư thế yoga dưới nước.
3. Tư thế cái ghế
- Tác dụng: Tư thế cái ghế giúp rèn luyện và tăng cường sức mạnh cơ bắp phần dưới cơ thể. Không những thế, khi tập luyện ở dưới nước, tư thế này trở thành một bài tập năng động cho chân và cơ lõi.
- Cách thực hiện:
- Đứng ở vùng nước sâu ngang vai và chìm vào tư thế ngồi xổm, như thể đang ngồi tựa lưng vào một chiếc ghế tưởng tượng.
- Hãy tập trung vào cơ thể, giữ thẳng lưng và đưa tay xuôi xuống hoặc hướng lên trên.
- Giữ tư thế trong khả năng có thể.
Tư thế chiếc ghế trong nước.
4. Tư thế hoa sen
- Tác dụng: Tư thế hoa sen dưới nước giúp tăng cường tính linh hoạt ở hông và đầu gối. Tư thế này cũng kích thích sự thư giãn, chánh niệm và thở sâu. Ngoài ra, sức đẩy của nước làm giảm áp lực khớp, xoa dịu sự khó chịu trong cơ thể.
- Cách thực hiện:
- Ngồi trong nước sâu đến ngực và bắt chéo chân trong tư thế hoa sen.
- Thả lỏng cơ thể và để cơ thể nổi tự nhiên trên mặt nước (nếu có thể).
5. Tư thế chó úp mặt hay tư thế chữ V ngược
- Tác dụng: Tư thế chó úp mặt kéo giãn cho toàn bộ cơ thể, tăng cường tính linh hoạt và giúp giải tỏa căng thẳng.
- Cách thực hiện:
- Bắt đầu ở tư thế plank với hai tay đặt trên mép hồ bơi và cơ thể thẳng hàng.
- Đẩy hông lên trên và ra sau, tạo thành hình chữ V ngược. Sức nổi của nước giúp kéo dài cột sống, mở rộng vai và gân kheo.
Tư thế chó úp mặt hay tư thế chữ V ngược trong nước.