Thứ năm 17/07/2025 19:12
qc-top
Home | Văn hóa - Giải trí | Bánh chưng Tranh Khúc - đậm đà hương vị ẩm thực truyền thống của người Việt

Bánh chưng Tranh Khúc - đậm đà hương vị ẩm thực truyền thống của người Việt

Làng nghề gói bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) từ lâu nay được nhiều người biết đến là nơi làm ra hàng trăm, hàng nghìn chiếc bánh trưng/ngày phân phối trên cả nước. Những ngày này, dân làng Tranh Khúc lại tất bật chạy đua với thời gian để kịp phục vụ Tết Nguyên đán 2024.

"Nghề cha truyền con nối"

Tranh Khúc là một làng nhỏ thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Ngôi làng nhỏ ven sông Hồng có lịch sử hàng trăm năm với nghề gói bánh chưng truyền thống, nên mỗi khi nhắc tới thì hầu hết mọi người đều biết đến. Từ thời bao cấp, làng Tranh Khúc có rất ít nhà làm nghề gói bánh chưng, con số chỉ đếm vọn vẻ trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, theo thời gian khoảng chục năm trở lại đây khi xã hội ngày một phát triển, người dân bỏ đồng ruộng chuyển sang làm thì tỉ lệ hộ gia đình làm nghề gói bánh chưng truyền thống tăng lên đáng kể.

Theo người dân Tranh Khúc chia sẻ, nếu như trước kia hộ gia đình làm nghề khoảng 40-50% thì đến nay tăng lên đáng kể, khoảng 70-80% hộ gia đình làm nghề trên tổng số dân tại làng. Hộ dân làm nghề tăng dẫn đến sản lượng bánh được sản xuất ra cũng tăng lên đáng kể. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Dạp (63 tuổi, chủ một cơ sở gói bánh chưng) tại làng Tranh Khúc cho biết: "Nếu không tính dịp Tết thì ngày bình thường nhà cô gói từ 300 đến 500 cái/ngày, dịp cận Tết Nguyên đán thì từ 1000 cái đến 3000 cái, thậm chí đến cả 1 vạn cái. Bởi gói bánh chưng là nghề và phải gói nhanh thì mới kịp phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trên cả nước".

banh chung tranh khuc  dam da huong vi am thuc truyen thong cua nguoi viet hinh 1
Dịp cận Tết Nguyên đán 2024, người dân làng Tranh Khúc lại tất bật chạy đua với thời gian để kịp gói những mẻ bánh chưng ngon phục vụ nhu cầu của thực khách trên cả nước.

Bà Nguyễn Thị Dạp cho biết, nghề làm bánh chưng ở Tranh Khúc là nghề "cha truyền con nối" nên đến hiện tại đã có từ hàng trăm năm. Người dân trong làng đa số được tiếp xúc với nghề và bắt đầu làm nghề từ bé, bà Dạp cũng được học nghề từ năm lên 16 tuổi. "Thời bao cấp thì chưa có nhiều người làm, dần về sau nhiều người cảm thấy có thể kiếm ra tiền từ nghề này nên mới bảo nhau làm, số lượng hộ gia đình làm nghề cũng vì thế tăng lên", bà Nguyễn Thị Dạp nói thêm.

Tại Tranh Khúc, nghề gói bánh chưng mang lại nguồn thu nhập chính cho mỗi gia đình, gia đình nào cũng có của ăn của để. Khoản lợi nhuận kiếm được từ nghề làm bánh chưng không chỉ đủ để chi tiêu sinh hoạt gia đình hằng ngày mà còn đủ để cho họ nuôi dạy con cái, dựng vợ gả chồng, xây nhà cửa,... ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, nghề làm bánh chưng tưởng dễ nhưng không phải, bởi, để làm ra một chiếc bánh thì cần trải qua nhiều quy trình khác nhau. Đầu tiên là khâu chọn lá. Lá ở đây người dân Tranh Khúc thường nhập là lá dong tẻ, dong rừng từ nhiều nơi từ các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình,... Đặc biệt, thịt lợn thì phải chọn thịt tươi, ngon.

Về cách chọn thịt, bà Nguyễn Thị Dạp cho biết cũng phải “chọn mặt gửi vàng” nơi người bán: “Phải là người tin cậy thì chúng tôi mới dám đặt”. Gạo nếp phải là gạo nếp cái hoa vàng thì khi lên bánh mới thơm, đậu xanh thì phải chọn loại ngon để khi luộc lên, đánh ra thì nó tơi, không bị sượng: “Nói chung về công đoạn chọn nguyên liệu là công đoạn cực kỳ quan trọng để có một chiếc bánh ngon. Mỗi nguyên liệu đặt một nơi khác nhau sau đó mỗi ngày họ đều đem đến nhà cho mình đúng loại mình đặt nên đồ luôn tươi mới”.

Tiếp đến là lá dong sau khi lấy về sẽ thuê người rửa, xong thì dựng lên cho róc nước, rồi đem đi tước bớt phần cuống cho đỡ cứng và xếp thành từng “bộ” gồm 4 lá: “Bình thường làm ít thì đóng vào chậu, nếu ngày tết nhiều thì phải bó thành 50 bộ một, xếp thành đống đến lúc gói chỉ cần đem ra đổ gạo và gói lần lượt. Gói như vậy sẽ nhanh. Tết mà đóng chậu thì không biết bao nhiêu chậu cho đủ”. Gạo được mua về đem vo sạch, để róc nước sau đó đổ vào chậu, bơm nước vào một chút chứ không ngâm rồi tiếp tục để róc nước đi một chút và đem trộn với muối. Thịt lấy về sơ chế sạch sẽ, ướp gia vị, hạt tiêu. Đối với đậu thì nấu sẵn lên, đánh tơi xong rồi nắm lại với thịt để làm nhân. Chuẩn bị xong hết thì chỉ việc gói, buộc và cho vào nồi luộc.

banh chung tranh khuc  dam da huong vi am thuc truyen thong cua nguoi viet hinh 2
Bà Nguyễn Thị Dạp (66 tuổi) đang gói những mẻ bánh chưng từ sớm để kịp giao hàng cho khách.

Bà Dạp cho biết, bánh chưng ngày Tết thường sẽ to hơn nên thời gian luộc cũng chênh lệch so với ngày thường khoảng 1-2 tiếng: “Nếu ngày thường một mẻ luộc chỉ mất có 8 tiếng thì khi luộc bánh tết phải luộc lên đến 9-10 tiếng một lượt. Luộc lâu thì người dân để lâu bánh mới không bị chua, bị hỏng". Bà Dạp cho biết thêm, bắt đầu từ ngày Rằm tháng Chạp lượng công việc sẽ bắt đầu nhiều hơn, đợt cao điểm rơi vào khoảng 26 đến 30 Tết. "Những ngày như thế người dân thường làm cả ngày cả đêm, trừ những phút nghỉ ngơi ít ỏi ra, thời gian còn lại mọi người đều quây quần làm bánh. Sáng sớm khoảng 3-4 giờ sáng đã bắt đầu công việc. Bởi thời gian có mấy ngày nên mình cứ thay phiên nhau để nghỉ ngơi làm sao sức khỏe vẫn đảm bảo và công việc vẫn hoàn thiện là được. Đặc biệt, làm vụ tết thì không được rộng thời gian, nếu mình có chủ động làm từ 23 - 24 âm lịch thì bánh làm ra cũng không để được. Đương nhiên nếu làm sớm bán được nhiều thì vẫn vui nhưng ở đây chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm và cảm nhận của người tiêu dùng nên mình chịu khó làm bận hơn một chút trong mấy ngày chứ không thể để khách hàng có cảm nhận không tốt về bánh", bà Dạp tâm sự.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của gia đình bà Dạp là những khách quen quanh Hà Nội, chủ yếu là bán sỉ tại các cửa hàng khu vực Lĩnh Nam, Khâm Thiên, Giảng Võ,.... “Khách trong Sài Gòn thì nhà tôi cũng có nhưng năm nay chúng tôi không nhận bởi vì đơn hàng ngoài này rất nhiều”, bà Dạp cho biết thêm. Giá bánh ngày thường khoảng 30.000 đồng/ cái lớn. Tết đến có nhiều loại hơn như loại 50.000 đồng, 60.000 đồng và 70.000 đồng, trọng lượng dao động từ 1 - 1,5kg/cái. Có sự chênh lệch đó là bởi trọng lượng, chất lượng sản phẩm tăng và một phần cũng do nguyên vật liệu làm bánh về tết cũng tăng cao, có thời điểm chỉ riêng lá dong đã lên đến 250.000 đồng/100 lá.

Thời điểm cách đây 10 năm, nghề này vẫn là nghề kiếm thu nhập chính của người dân làng Tranh Khúc. Được gắn bó với nghề từ bé và hiểu cặn kẽ về cái nghề làng đã gắn bó với bao đời người nơi đây, bà Dạp cho biết quá trình “lớn lên” cùng nghề của người dân nơi đây rất thuận tiện: “Nghề này là nghề của làng nên mình chỉ có ăn với làm nghề thôi cũng chẳng có khó khăn gì. Ngày còn trẻ thì làm được nhiều, làm cả bánh gai, cả bánh dày,.... Bây giờ thì bỏ bớt đi, chỉ có mỗi bánh chưng, bánh dày là vẫn lưu truyền mãi đến tận bây giờ”.

Món ăn tinh thần, tượng trưng cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn"

Là làng nghề bánh chưng nổi tiếng nên đa số lớp kế cận đều tiếp nối nghề "cha truyền con nối" học và làm nghề rất giỏi, là lao động chính ngay từ khi còn trẻ. Anh Nguyễn Văn Sơn (chủ xưởng bánh chưng Phong Sơn - Đội 1) chia sẻ: "Từ bé tôi đã được ông bà, cha mẹ chỉ cách làm và có thể tự gói được bánh từ hồi học cấp 1. Nếu tính tuổi nghề chắc cũng phải hơn 30 năm rồi”.

Bình thường tại nhà anh Sơn có khoảng 3 - 4 người làm, hầu hết đều là người trong nhà. Bắt đầu qua Rằm, khi đơn đặt hàng nhiều hơn thì gia đình anh mới thuê thêm nhân công. Trung bình mỗi ngày phải khoảng 10 người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm mới kịp giao cho khách đặt. Mỗi một công đoạn chia ra khoảng 2-3 người làm và phải làm không ngơi tay thì mới kịp cho người ở công đoạn sau làm tiếp.

banh chung tranh khuc  dam da huong vi am thuc truyen thong cua nguoi viet hinh 3
Số lượng bánh thường ngày từ 100- 300 cái, vào dịp sát Tết tăng lên từ 1000- 3000 cái/ngày.
banh chung tranh khuc  dam da huong vi am thuc truyen thong cua nguoi viet hinh 4
Những chiếc bánh chưng sau khi được gói chờ mang đi đun khoảng 8-9 tiếng.

“Làm nghề này thì không vất vả nhưng mấy ngày Tết ngồi suốt nên cứ xong hết đơn là đau lưng, đau vai. Tết mà làm bánh chưng thì chỉ có ăn bánh chưng thôi, cứ mỗi người một cái, ăn lúc nào thì ăn”, anh Sơn bông đùa. Dịp tết đến mỗi ngày nhà anh Sơn sản xuất được khoảng 3000 bánh. Tính riêng gạo mỗi ngày làm hết khoảng 9 tạ gạo (3 tạ làm được 1000 bánh), một cái bánh đợt tết có thể dùng hết nửa cân gạo. Với những người gói bánh “chuyên nghiệp” như mẹ con nhà anh Sơn, mỗi ngày gần tết một người có thể gói được hơn 1000 bánh. “Chúng tôi gói quen chắc chỉ cần tầm 20 - 30 giây là xong một cái”, anh Sơn nói thêm.

Với khoảng sân rộng gần 100m2 nhưng theo lời kể của anh, những ngày cận tết, sân bày đồ chật kín từ đầu cổng vào đến cuối sân, nơi để lá, chỗ để gạo, xếp bánh,... tấp nập người tước lá, người gói bánh.

Bây giờ việc nấu bánh chưng không còn vất vả như ngày xưa nữa nên năng suất, sản lượng bánh làm ra cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Thay vì dùng những nồi tròn nấu bằng củi như tầm cách đây 10 năm, giờ người dân làng nghề bánh chưng Tranh Khúc đã đầu tư nồi inox cỡ lớn nấu bằng điện. Đặc điểm của loại nồi hơi này là kích thước lớn có thể chứa được tới 800 bánh/ nồi to, nồi nhỡ khoảng 600 bánh, còn nồi nhỏ nấu được khoảng 400 bánh. Bánh được nấu bằng nồi hơi sẽ chín đều, các mặt, nhừ mà vẫn giữ được độ thơm ngon, béo ngậy của bánh. Hỏi nước được giữ trong nồi nên người nấu không cần quá lo về việc thêm nước hay bánh bị sống, bị sượng.

“Ngày xưa nấu nồi củi thì phải có người ngồi trông suốt từ khi bắt đầu nấu đến khi xong để canh lúc nào hết nước, hết củi thì thêm vào nếu không bánh sẽ không chín còn bây giờ có nồi kiểu mới này thì chẳng bao giờ lo đến việc bánh bị sống cả. Có một cái hay ở loại nồi này là được thiết kế vòi xả nước, khi nấu xong chỉ việc mở vòi cho nước chảy hết ra, bánh ráo nước, mình lại xếp ra ngoài. Từ khi chuyển qua nấu bằng nồi điện chúng tôi nhàn hơn nhiều”, anh Sơn cho biết.

Người dân làng nghề bánh chưng Tranh Khúc đến nay vẫn duy trì công việc một cách ổn định mặc dù có lúc số lượng người sản xuất nhiều lên, có thời gian sẽ ít đi nhưng chất lượng, hương vị bánh vẫn được nguyên vẹn và có phần ngon hơn theo năm tháng.

Ông Nguyễn Văn Mão, Phó Chủ tịch xã Duyên Hà chia sẻ: "Làng nghề làm bánh chưng Tranh Khúc là nghề truyền thống được các cụ truyền lại, đến năm 2011 được UBND thành phố Hà Nội trao tặng bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Cho đến bây giờ, bánh chưng của làng nghề vẫn được bán cho cả thị trường trong và ngoài nước tuy nhiên sản lượng bán ra so với những năm trước đại dịch sẽ giảm. Hoạt động sản xuất trong nhân dân diễn ra hằng ngày, nhưng để nói bán được nhiều thì thường có ngày rằm, mùng 1 và nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết Nguyên đán".

Ông Mão cho biết thêm, thị trường xuất khẩu ra nước ngoài đến thời điểm hiện tại có vẻ lắng xuống, một số bà con Việt kiều ở nước ngoài thích chuyển nguyên vật liệu sang tự gói để thể hiện nét truyền thống. Trong nước từ những năm đại dịch đến nay, người dân được nghỉ tết dài nên các gia đình có xu hướng tự gói với nhau, vì thế nên sản phẩm làng nghề chủ yếu được bán vào các siêu thị, trường học, bếp ăn tập thể, làm quà tặng tết,...

Phó Chủ tịch xã nói thêm, hiện nay xã Duyên Hà đã được công nhận là xã du lịch và sắp tới mong muốn đẩy mạnh du lịch trên địa bàn xã theo hướng du lịch trải nghiệm, hướng tới giới thiệu mô hình sản xuất bánh chưng, bánh dày truyền thống của làng nghề tới các trường học trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.


Bài và ảnh: Trung Nguyễn (https://www.congluan.vn/banh-chung-tranh-khuc--dam-da-huong-vi-am-thuc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-post281280.html)

Tags:

Bài liên quan
Tin bài khác
Hà Nội khuyến khích mở nhà vệ sinh miễn phí cho du khách

Hà Nội khuyến khích mở nhà vệ sinh miễn phí cho du khách

(PLVN) - Nhằm đẩy mạnh thực hiện phong trào "Sáng - xanh - sạch - đẹp" phục vụ các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn sắp tới, Hà Nội khuyến khích người dân duy trì lâu dài việc mở cửa nhà vệ sinh miễn phí cho du khách như một nét đẹp văn hóa.
Lên phương án bảo tồn 2 thuyền cổ trên sông Dâu

Lên phương án bảo tồn 2 thuyền cổ trên sông Dâu

(PLVN) - Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, 2 thuyền cổ nằm trên sông Dâu (Bắc Ninh) là hiện vật độc nhất vô nhị chưa từng được phát hiện tại Việt Nam và trên bình diện thế giới. Trước giá trị lịch sử và khảo cổ to lớn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh và các nhà khoa học, chuyên gia đã kiến nghị phương án bảo tồn, phát huy giá trị của di tích này.
Sắp diễn ra Superfest 2025 - Concert mùa hè rực sáng tại Quảng Ninh

Sắp diễn ra Superfest 2025 - Concert mùa hè rực sáng tại Quảng Ninh

(PLVN) - Ngày 19/7, tại Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy diễn ra “Superfest 2025 - Concert mùa hè rực sáng”. Chương trình dự kiến đón hàng chục nghìn lượt khán giả Quảng Ninh và từ khắp nơi đến thưởng thức.
Bộ phim "Có anh nơi ấy bình yên" kể về những người chiến sĩ bám cơ sở

Bộ phim "Có anh nơi ấy bình yên" kể về những người chiến sĩ bám cơ sở

(PLVN) Bộ phim "Có anh nơi ấy bình yên" mang đậm dấu ấn thời sự, phản ánh sống động một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước: đưa công an chính quy về xã. Bộ phim là một góc nhìn cận cảnh, đầy chân thực về cuộc sống và công việc của những người chiến sĩ "bám cơ sở", nơi họ không chỉ đối mặt với tội phạm mà còn phải đặt mình trong những mối quan hệ làng xóm phức tạp, những áp lực vô hình giữa lý và tình.
Quế Ngọc Hải sẽ gia nhập CLB Đông Á Thanh Hoá ?

Quế Ngọc Hải sẽ gia nhập CLB Đông Á Thanh Hoá ?

Chia tay Bình Dương, Quế Ngọc Hải được cho là sẽ gia nhập bến đỗ mới tại xứ Thanh.
Nghệ thuật Tuồng chạm ngõ điện ảnh

Nghệ thuật Tuồng chạm ngõ điện ảnh

Tại sự kiện “Hạ Hồi Talkshow - The Next Chapter” diễn ra tại Hà Nội đã giới thiệu bộ phim tài liệu “Hạ Hồi - Mộng Ký Mẫn Tuồng”, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả, mở ra nhiều kỳ vọng về một cách tiếp cận mới đối với nghệ thuật sân khấu truyền thống.
Phim “Superman” dẫn đầu phòng vé Việt

Phim “Superman” dẫn đầu phòng vé Việt

(PLVN) Đánh bại “Thế giới khủng long”, “Superman” gây sốt trên toàn cầu. Phim thu về hơn 217 triệu USD toàn cầu, trở thành một trong những phim mở màn ăn khách nhất 2025. Tại Việt Nam, phim thu về tổng hơn 12 tỷ trong tuần đầu, bao gồm cả những suất chiếu sớm.
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hoá thăm và tặng quà đến gia đình cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hoá thăm và tặng quà đến gia đình cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo

Với tinh thần từ bi cứu khổ, sáng ngày 13/7/2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tổ chức chuyến thăm hỏi và trao quà từ thiện đến gia đình cháu Bùi Văn Hoàng Phúc (thôn Chiềng Đông, xã Cẩm Thạch), hiện đang điều trị căn bệnh thiếu máu và viêm da bội nhiễm nghiêm trọng.
Sắp bốc thăm lịch mùa giải V.League mới

Sắp bốc thăm lịch mùa giải V.League mới

Ngày 14/7, Ban tổ chức tiến hành bốc thăm xếp lịch mùa giải V.League 2025/26.
Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại Giải thưởng quốc tế

Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại Giải thưởng quốc tế

(PLVN) - Đơn vị sản xuất chuỗi concert "Anh trai vượt ngàn chông gai” đã giành Giải Kim Cương - giải thưởng cao nhất cho hạng mục Giải thưởng Truyền thông trên mạng xã hội xuất sắc nhất.
Lan tỏa Việt phục tại London - Hành trình kết nối văn hóa và niềm tự hào dân tộc giữa lòng châu Âu

Lan tỏa Việt phục tại London - Hành trình kết nối văn hóa và niềm tự hào dân tộc giữa lòng châu Âu

(PLVN) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London của Anh, hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình, ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc đẹp và xúc động.
7 dấu ấn thiêng trên đỉnh Thiên Cấm SƠn

7 dấu ấn thiêng trên đỉnh Thiên Cấm SƠn

(PLVN) - Có những vùng đất không chỉ làm say đắm lòng người bằng vẻ đẹp tự nhiên, mà còn thấm đẫm chiều sâu văn hoá và tâm linh. Thiên Cấm Sơn – đỉnh núi cao nhất đồng bằng sông Cửu Long – là một nơi như thế. Không chỉ là điểm đến du lịch, nơi đây còn là vùng đất thiêng huyền bí, nơi lưu giữ 7 dấu ấn linh thiêng làm nên “hồn núi” trong tâm thức bao thế hệ. Điện Bà Chúa Xứ - Linh khí hội tụ: Một trong những biểu tượng tín ngưỡng lớn nhất Nam Bộ, thu hút hàng triệu lượt hành hương mỗi năm.
dai-phu-phat
tp
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Hội đồng Trường, Chủ tịch Hội đồng Trường, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2025 – 2030; Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ với tư duy mới, chuyên sâu hơn

Văn phòng Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ với tư duy mới, chuyên sâu hơn

(PLVN) - Chiều 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn đã dự Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Văn phòng (VP) QH, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thủ tướng "lệnh" hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7

Thủ tướng "lệnh" hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành dứt điểm việc xoá toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước ngày 31/8/2025. Đặc biệt, việc hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sĩ phải hoàn thành trước ngày 24/7, coi đây là nhiệm vụ chính trị gắn với kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và chào mừng Đại hội Đảng các cấp.
Tạm giữ tài xế ô tô có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Tạm giữ tài xế ô tô có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Khoảng 20h00 tối 16/7, trước toà nhà CT7K, đường Nguyễn Trác, phường Dương Nội, Hà Nội, xe ô tô BKS 30K-730.12 do Lê Minh Giáp (SN 1984, trú ở tổ 16, phường Yên Nghĩa, Hà Nội) điều khiển hướng Lê Trọng Tấn đi khu đô thị Đô Nghĩa đã tông vào nhiều mô tô và xe máy, khiến nhiều người thương vong.
Sát hại vợ sau mâu thuẫn về tiền, chồng trẻ lãnh 8 năm tù

Sát hại vợ sau mâu thuẫn về tiền, chồng trẻ lãnh 8 năm tù

(PLVN) - Ngày 16/7, TAND tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Kha (sinh 1999, quê xã Sơn Kiên, tỉnh An Giang) 8 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân là chị Trần Thị C.Nh, vợ của bị cáo.
Xử phạt người phụ nữ trông giữ xe trái phép tại khu vực Nhà tang lễ TP Hà Nội

Xử phạt người phụ nữ trông giữ xe trái phép tại khu vực Nhà tang lễ TP Hà Nội

(PLVN) - Công an phường Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với một phụ nữ có hành vi trông giữ phương tiện trái phép tại khu vực vỉa hè phố Phùng Hưng, đối diện Nhà tang lễ Thành phố Hà Nội.
Chuyện nghề Thi hành án dân sự

Chuyện nghề Thi hành án dân sự

(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Động lực mới, cách tiếp cận mới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Trường Đại học Luật Hà Nội: Động lực mới, cách tiếp cận mới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.

Nghệ An: Đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải “đe dọa” cầu Đô Lương

Nghệ An: Đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá tải “đe dọa” cầu Đô Lương

(PLM) - Thời gian qua, tại khu vực cầu Đô Lương và dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn qua địa bàn xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang xuất hiện tình trạng nhiều xe chở cát ướt trong quá trình di chuyển khiến nước vương vãi trên đường, đi đến đâu thì cuốn bụi mù mịt đến đó ảnh hưởng tới người đi đường và phương tiện cùng lưu thông. Đáng chú ý, các xe chở cát có dấu hiệu quá tải này đang đe dọa giới hạn tải trọng của cầu Đô Lương.

Bắc Giang: Kiến nghị xem xét lại bản án theo trình tự, thủ tục tái thẩm

Bắc Giang: Kiến nghị xem xét lại bản án theo trình tự, thủ tục tái thẩm

(PLM) Liên quan đến bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 của TAND huyện Lạng Giang và bản án số 82/2021/DS-PT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ nay là tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/12/2024 và ngày 12.3.2025 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang cũ trước đây nay là phòng Thi hành án dân sự khu vưc 4 – tỉnh Bắc Ninh đã 2 lần có công văn gửi Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang cũ đề nghị giải thích bản án. Ngày 9/6/2025, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang đã có công văn số 982 gửi Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại bản án số 39/2020/DS-ST ngày 20/10/2020 TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và bản án số 82/2021/DSPT ngày 03/8/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang theo thủ tục tái thẩm. Bởi theo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang văn bản số 80 của ngày 19/5/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang với nội dung giữ nguyên phần quyết định của bản án đã tuyên và đề nghị đơn vị này căn cứ vào 2 bản án đã tuyên để tiếp tục thi hành theo quy định của pháp luật mà không giải thích về việc bản án của toà án tuyên không đúng với diện tích đất và thửa đất. Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lạng Giang không thể tổ chức thi hành án được.

Cửa Nam, Hà Nội: Nhiều vi phạm về trật tự đô thị tại phố Vọng Đức

Cửa Nam, Hà Nội: Nhiều vi phạm về trật tự đô thị tại phố Vọng Đức

(PLM) Tuyến phố Vọng Đức, thuộc phường Cửa Nam, TP Hà Nội tối ngày 13.7 nhiều hàng quán kinh doanh dưới lòng đường cùng với đó xe máy, ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, biển quảng cáo rao vặt được treo có dấu hiệu chưa đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị. Theo phản ánh của người dân tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục nhất là giờ cao điểm buổi trưa và buổi tối, khiến giao thông đi lại tại khu vực gặp nhiều khó khăn.

Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo: “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”

Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo: “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”

(PLM) - Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển”, Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức phiên Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030 diễn ra từ ngày 13/7 đến 14/7, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới.

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

Rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong quy định pháp luật

(PLM) Chiều ngày 11 tháng 7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của Pháp luật. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Bộ Tư pháp và trực tuyến tại ba mươi tư tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

Hà Nội - Nhiều xe máy vi phạm, ngang nhiên đi lên vỉa hè vào giờ cao điểm

(PLVN) Thời gian gần đây trên tuyến đường Khuất Duy Tiến và đường Tố Hữu tình trạng phương tiện đi lên vỉa hè tái diễn, nhất là vào giờ cao điểm. Mặc dù, mức xử phạt theo Nghị định 168 đối với hành vi vi phạm này đã tăng cao, thế nhưng nhiều người vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình điều khiển phương tiện lấn chiếm lối đi của người đi bộ.

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

Báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu

(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Báo Pháp luật Việt Nam là cầu nối giữa ngành Tư pháp với bạn đọc

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Báo Pháp luật Việt Nam là cầu nối giữa ngành Tư pháp với bạn đọc

(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.