1. Trang chủ /
  2. Bộ Tư pháp Hội thảo lấy ý kiến kết quả rà soát văn bản phục vụ triển khai Đề án 06

Bộ Tư pháp Hội thảo lấy ý kiến kết quả rà soát văn bản phục vụ triển khai Đề án 06

thứ sáu, 21/7/2023 21:14 GMT+07
Ngày 21/7, Hội thảo lấy ý kiến về kết quả rà soát và giải pháp xử ý văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06 đã diễn ra tại TP HCM.
Toàn cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Hoàng Thịnh Toàn cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Hoàng Thịnh

ạo các Sở Tư pháp địa phương lân cận cùng đại diện một số Sở ngành trên địa bàn TPHCM tham dự.

Hội thảo có sự tham dự đóng góp ý kiến của lãnh đạo Sở Tư pháp TPHCM, đại diện Bộ Công an và đại diện các Sở, ban, ngành trên địa bàn TP cũng như các địa phương lân cận
Hội thảo có sự tham dự đóng góp ý kiến của lãnh đạo Sở Tư pháp TPHCM, đại diện Bộ Công an và đại diện các Sở, ban, ngành trên địa bàn TP cũng như các địa phương lân cận

Phát biểu khai mạc hội thảo, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp Hồ Quang Huy cho biết: “Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2023 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan thường trực Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với các bộ ngành liên quan và Sở Tư pháp TPHCM tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến về kết quả rà soát và giải pháp xử ý văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06”.

Đề án 06 là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, nhận được sự quan tâm rất lớn từ Trung ương đến địa phương. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL được giao nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và thực hiện việc rà soát văn bản QPPL phục vụ triển khai đề án 06. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi sự tham gia tích cực và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương. Với mong muốn được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện một cách kĩ lưỡng kết quả rà soát văn bản QPPL và đặc biệt là thống nhất phương án để xử lý các văn bản sau rà soát, Tổ công tác cùng các đại biểu đã có mặt tại hội thảo nhằm trao đổi, cho ý kiến về các kết quả rà soát đã được các bộ, ngành thực hiện trong suốt thời gian qua”.

Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp Hồ Quang Huy phát biểu tại Hội thảo
Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp Hồ Quang Huy phát biểu tại Hội thảo

Theo Cục trưởng Hồ Quang Huy, đến thời điểm hiện nay, kết quả rà soát sơ bộ theo tổng hợp của Cục Kiểm tra văn bản QPPL, ở cấp trung ương thực hiện việc rà soát 42,734 văn bản, ở địa phương đã thực hiện rà soát 1064 văn bản, đây là một khối lượng rất khổng lồ. Việc hoàn thiện thể chế, mà trước tiên là việc thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL là những bước đi đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng quyết định thành công của Đề án. Sự có mặt đầy đủ của đại diện Sở, ban ngành tại TPHCM và một số tỉnh khu vực phía Nam đã cho thấy sự quan tâm rất lớn của các địa phương đối với nhiệm vụ này.

Trong tham luận của mình, vị đại diện Sở Tư pháp TP HCM đã chia sẻ một số kết quả bước đầu trong quá trình triển khai thực hiện rà soát văn bản, xử lý văn bản QPPL do TPHCM ban hành phục vụ triển khai Đề án 06. Theo đó, Sở Tư pháp đã tập trung rà soát văn bản triển khai định danh và xác thực điện tử, tích hợp thông tin giấy tờ cá nhân trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID.

Sở cũng đã kiến nghị HĐND, UBND TPHCM xử lý 11 văn bản do HĐND, UBND TP ban hành. Hiện Sở Tư pháp TPHCM đang tổng hợp kết quả thực hiện rà soát văn bản, trong đó, qua rà soát bước đầu đã tổng hợp kiến nghị xử lý 37 văn bản do Trung ương và TPHCM ban hành. Việc thực hiện rà soát văn bản liên quan triển khai thực hiện Đề án 06 được sự đồng thuận, phối hợp tích cực của các cơ quan, đơn vị trên địa bản TP.

Ngoài 3 tham luận, Hội thảo ghi nhận 11 ý kiến đóng góp sôi nổi, thiết thực của các đại biểu.

Đại diện Bộ Công an đóng góp ý kiến tại Hội thảo
Đại diện Bộ Công an đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Phát biểu kết luận hội thảo, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp Hồ Quang Huy ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự. Những kết quả từ Hội thảo có giá trị thực tiễn rất cao, nhiều ý kiến đóng góp chất lượng, mang tính trách nhiệm, giúp Tổ công tác Chính phủ tiếp nhận đầy đủ thông tin từ thực tiễn cũng như các vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ rà soát của địa phương. Từ đó giúp cho Tổ công tác có được sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, đầy đủ nhất để có thể tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý một cách hiệu quả và toàn diện.