1. Trang chủ /
  2. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Ủy ban Dân tộc và Ban Tôn giáo Chính phủ

Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Ủy ban Dân tộc và Ban Tôn giáo Chính phủ

thứ hai, 8/8/2022 23:05 GMT+07
(PLM) -Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh.
Tuyên truyền về “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Hoàng Oai/ https://bdt.baclieu.gov.vn
Tuyên truyền về “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” trên địa bàn huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Hoàng Oai/ https://bdt.baclieu.gov.vn

Ban Dân tộc và Tôn giáo là cơ quan chuyên môn ngang sở thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc và Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ.

Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ban Dân tộc và Tôn giáo.

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Dân tộc và Tôn giáo cấp huyện và công chức giúp UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo.

Ban Dân tộc và Tôn giáo có Trưởng ban và tối đa 02 Phó Trưởng ban. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Ban Dân tộc và Tôn giáo có 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Tổng hợp - Thanh tra; Phòng Nghiệp vụ Dân tộc; Phòng Nghiệp vụ Tôn giáo.

Quyết định của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu quy định rõ mỗi quan hệ công tác giữa Ban Dân tộc và Tôn giáo với các cơ quan, cụ thể:

Đối với Ủy ban Dân tộc và Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ: Ban Dân tộc và Tôn giáo chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc và Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ.

Chấp hành sự chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban Dân tộc và Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ giao. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động của Ban theo quy định.

Đối với UBND tỉnh: Chấp hành sự chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp giải quyết trong quá trình giải quyết công việc; đồng thời, tuân thủ quy chế làm việc của UBND tỉnh.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định.

Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Ban Dân tộc và Tôn giáo; giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tham mưu, trình UBND tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý các vi phạm trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật.

Đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh: Là mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý về chuyên môn, trên tinh thần hợp tác nhằm phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh và thực hiện tốt các nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao.

Đối với UBND cấp huyện: Phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn và triển khai hướng dẫn thực hiện.

Phối hợp với UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trực tiếp làm công tác dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo.

UBND cấp huyện bố trí công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

Đối với Phòng Dân tộc và Tôn giáo cấp huyện: Ban Dân tộc và Tôn giáo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Ban Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo được giao.

Phối hợp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.


Có thể bạn quan tâm