COP28: Các quốc gia đạt được thỏa thuận từ bỏ nhiên liệu hóa thạch
Thỏa thuận đạt được ở Dubai sau 2 tuần đàm phán căng thẳng gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách về mong muốn của toàn thế giới về việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, điều mà các nhà khoa học cho là hy vọng tốt nhất và cuối cùng để thoát khỏi thảm họa khí hậu.
Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi đây là một thỏa thuận "lịch sử" nhưng nói thêm rằng, thành công thực sự của thỏa thuận nằm ở việc chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào.
Ông nói với phiên họp toàn thể tại hội nghị thượng đỉnh: “Chúng ta làm những gì chúng ta làm, không phải những gì chúng ta nói”. “Chúng ta phải thực hiện các bước cần thiết để biến thỏa thuận này thành hành động thực sự”.
Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Espen Barth Eide cho biết: “Đây là lần đầu tiên thế giới đoàn kết xung quanh một văn bản rõ ràng như vậy về sự cần thiết phải chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch”.
Hơn 100 quốc gia đã vận động mạnh mẽ để đạt được thỏa thuận "loại bỏ" việc sử dụng dầu, khí đốt và than đá, nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC do Arab Saudi dẫn đầu, vốn cho rằng thế giới có thể cắt giảm lượng khí thải mà không loại bỏ các loại nhiên liệu cụ thể. Cuộc tranh luận này đã khiến hội nghị COP28 kéo dài sang cả ngày 13/12.