Doanh nghiệp đầu mối và cửa hàng xăng kêu khó
Lý do nhiều cửa hàng xăng dầu xin đóng cửa
Thời gian qua, nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu (KDXD) đã liên tục kêu than về tình trạng ngày càng giảm chiết khấu với xăng dầu (XD) từ các doanh nghiệp (DN) đầu mối. Điều này khiến cho các cửa hàng xăng dầu (CHXD) càng bán càng lỗ do phải bù chi phí vận chuyển, chi phí lương nhân viên bán hàng. Hiện nay, mặc dù giá xăng đã về mức bình thường so với cuối năm 2021 nhưng giá dầu diesel lại tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2021 và hiện đang cao hơn giá xăng. Điều này càng khiến các CHXD trở nên khó khăn hơn bởi tổng sản lượng dầu diesel bán ra chiếm đến 60% tổng sản lượng XD.
ổng sản lượng XD. Tình trạng thiếu hụt XD cục bộ lại diễn ra, đặc biệt ở khu vực phía Nam, trong đó có nhiều CHXD hết cục bộ trong khoảng vài tiếng để chờ nguồn cung ứng nhưng cũng có nhiều CHXD phải đóng cửa do thiếu nguồn cung. Đại diện Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, Sở nhận được báo cáo của 7 thương nhân kinh doanh xăng dầu (KDXD) trên địa bàn tỉnh về các khó khăn trong tình hình KD hiện nay khi các công ty đầu mối KDXD như Petec, Pvoil Mekong, Petrolimex bán hàng cho thương nhân đầu mối với số lượng ít hơn so với số lượng bình quân mua trong điều kiện bình thường…
Sở Công Thương Cà Mau cũng cho biết, sau kỳ điều chỉnh giá XD gần đây nhất (ngày 12/9), trên địa bàn tỉnh có 10 CH tạm ngưng hoạt động do thiếu hụt nguồn cung XD (2 CH thuộc huyện Đầm Dơi, 8 CH thuộc huyện Ngọc Hiển). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy, không có hiện tượng CHXD đóng cửa để “găm” hàng, chờ giá tăng mà chỉ tạm dừng hoạt động do thiếu nguồn cung mang tính cục bộ trong một thời điểm nhất định.
Báo cáo từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, trên địa bàn tỉnh cũng đã xuất hiện nhiều CHXD đóng cửa. Sau khi đoàn kiểm tra đi kiểm tra thực tế tình hình KDXD thì phát hiện tình trạng hết XD để bán là có thật hoặc một số bồn chứa XD hỏng cần sửa chữa nhưng cũng không còn XD trong bồn. Thậm chí có một số CH ở thị xã Gò Công và TP Mỹ Tho đã làm đơn xin đóng cửa đến hết năm 2022 do KD không hiệu quả.
Trước khó khăn thực tế của các CH bán lẻ XD, một số Sở Công Thương đã tổ chức các cuộc họp nhằm ghi nhận và tìm cách tháo gỡ tình trạng này. Mới đây nhất là cuộc họp của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh. Đại diện Sở Công Thương TP cho biết Sở đã ghi nhận thực tế của DN KD XD như thu không đủ chi, hoạt động khó khăn nhưng với trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm vì sự ổn định của nền kinh tế, các CH bán lẻ vẫn tiếp tục duy trì đảm bảo nguồn cung.
Doanh nghiệp đầu mối kêu khó
Tập đoàn XD Việt Nam (Petrolimex) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề cập đến vấn đề “chi phí KDXD”. Theo Petrolimex, hiện các yếu tố cấu thành trong giá cơ sở như chi phí đưa XD về đến cảng (premium) và chi phí vận tải tạo nguồn trong nước chưa được tính đủ từ kỳ điều hành giá ngày 11/7. Điều này đã khiến cho DN đầu mối KDXD gặp nhiều khó khăn, khiến cho việc chia sẻ thù lao, chiết khấu cho các thương nhân nhận quyền bán lẻ, thương nhân phân phối cũng giảm mạnh.
Theo đại diện Hiệp hội XD Việt Nam, chi phí KD định mức, lợi nhuận định mức do Bộ Tài chính xác định và thông báo hàng năm để Bộ Công Thương áp dụng trong công thức tính giá cơ sở XD. Các chi phí này đã được áp dụng từ năm 2014 nên các DN đánh giá đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Do đó, để ổn định nguồn cung XD, cũng như bù đắp đủ chi phí KD và không phát sinh lỗ cho các thương nhân đầu mối, các DN KDXD, Petrolimex đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh theo hướng phản ánh đầy đủ các yếu tố cấu thành trong giá cơ sở nêu tại chu kỳ điều hành giá sớm nhất tiếp theo.
Hiệp hội XD Việt Nam cũng đã kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh và phản ánh kịp thời các khoản chi phí tính toán trong công thức giá cơ sở XD phù hợp quy định để giảm bớt áp lực cho các thương nhân đầu mối, đảm bảo cho các DN hoạt động KDXD có tích lũy và tái đầu tư.
Bộ Công Thương kiến nghị gì?
Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, về vấn đề chi phí này, Bộ Công Thương cũng đã nhiều lần kiến nghị để thay đổi. Lần đầu tiên là ngay đầu năm 2022, Bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cả cơ sở mặt hàng XD như mức chi phí KD định mức, lợi nhuận định mức do đã áp dụng từ năm 2014. Đặc biệt thời gian gần đây, Bộ cũng đã nhiều lần đưa ra quan điểm với Bộ Tài chính về công thức giá cơ sở, khoản chi phí đưa XD từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí đưa XD từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng trong giá cơ sở XD…
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính căn cứ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tổng hợp, rà soát, đánh giá từ báo cáo chi phí đưa XD từ nước ngoài về cảng Việt Nam, báo cáo tổng hợp premium trong nước, chi phí đưa XD từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng của các thương nhân đầu mối KDXD để thực hiện điều chỉnh, thông báo một số khoản chi phí định mức trong giá cở sở XD cho phù hợp với thực tế phát sinh và quy định hiện hành.