1. Trang chủ /
  2. Hàng nghìn người trẩy hội Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số

Hàng nghìn người trẩy hội Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số

thứ tư, 26/4/2023 22:17 GMT+07
Lễ hội Chùa Láng 2023 thu hút đông đảo người dân khắp các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân tới dự lễ, trẩy hội, hàng người xếp hàng theo đoàn rước kiệu kéo dài hàng trăm mét.
Chùa Láng - ngôi chùa nổi tiếng với lịch sử lâu đời và những lễ hội truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc và nét độc đáo riêng biệt. Chùa Láng - ngôi chùa nổi tiếng với lịch sử lâu đời và những lễ hội truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc và nét độc đáo riêng biệt.

Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 3 âm lịch, lễ hội Chùa Láng sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ mùng 5 đến mùng 8/3 (âm lịch), chính hội là mùng 7 tháng 3 (âm lịch). Lễ hội Chùa Láng thực chất là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch.

Năm 2023 sẽ là cột mốc đánh dấu lần đầu tiên sau 70 năm, công tác tổ chức lễ hội Chùa Láng sẽ được quận Đống Đa triển khai theo hướng khôi phục các nghi thức truyền thống. Chính vì vậy mà lễ hội năm nay hứa hẹn sẽ đem đến một bầu không khí mới mẻ, vui tươi vào dịp cận nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp tới.

Hình ảnh lễ hội Chùa Láng với hàng nghìn người tham gia "trẩy hội", đoàn rước kiệu kéo dài nửa cây số:

Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 2.
Người dân đến Chùa Láng từ rất sớm để tham gia lễ hội quan trọng nhất trong năm của cộng đồng dân cư vùng ven sông Tô Lịch.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 3.
Những cụ ông, cụ bà được ban tổ chức chuẩn bị chỗ ngồi riêng, trang trọng.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 4.
Không gian bên trong chùa không đủ sức chứa, người dân đành đứng ngoài rào chắn để theo dõi màn đánh trống khai hội, đọc thần phả, dâng hương...
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 5.
Trong khuôn khổ lễ hội Chùa Láng năm nay, bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cũng đã được trao tại chùa.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 6.
Biển người bên ngoài Chùa Láng. Từ khoảng 7h đến 9h sáng 26/4, các phương tiện không thể ra vào tuyến đường này, người dân tập trung đông đến nỗi đoàn múa lân cũng rất khó để di chuyển.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 7.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 8.
Người dân không ngại bắc thang, trèo cây để theo dõi lễ hội.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 9.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 10.
Để phục vụ lễ hội Chùa Láng, nhiều tuyến đường bị cấm trong thời gian tổ chức lễ hội.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 11.
Dòng người tham gia vào đoàn rước kiệu từ Chùa Láng (quận Đống Đa) đến Chùa Hoa Lăng (phố Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy).
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 12.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 13.
Vì số lượng người tham gia rước kiệu quá đông, đường lại nhỏ hẹp nên đoạn từ cầu Cót đến cầu Yên Hòa đã xảy ra ùn ứ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 14.
Nhiều người nước ngoài tỏ vẻ thích thú, tò mò trước lễ hội Chùa Láng, đặc biệt là màn rước kiệu kéo dài gần 1km.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 15.
Lễ hội Chùa Láng năm 2023 sẽ được tổ chức từ thứ ba ngày 25/4 đến thứ năm ngày 27/4 với rất nhiều hoạt động, trò chơi dân gian thú vị, mới lạ và hấp dẫn.
Hàng nghìn người "trẩy hội" Chùa Láng, đoàn rước kiệu dài nửa cây số - Ảnh 16.
Lễ hội Chùa Láng là nét đẹp văn hóa lâu đời của cả 1 vùng, việc truyền thừa, tiếp nối truyền thống và thổi bùng lên sự yêu thích với lễ hội này là rất cần thiết, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Chùa Láng – Ngôi cổ tự được xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) – mang nhiều tên gọi như Chùa Cả, Chiêu Thiền Tự,... nổi tiếng với một bề dày lịch sử gần 900 năm và đã từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ của vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa.
Từ năm 1962, Chùa Láng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đến năm 2022, ngôi chùa đón nhận bằng chứng nhận của Bộ VHTT&DL, đưa lễ hội Chùa Láng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.