Sáng 11/7, TAND TP Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Văn Hậu (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định đấu thầu, kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại một số địa phương.
Theo nhận định của HĐXX, hành vi của các bị cáo vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, xâm phạm uy tín và danh dự của các cơ quan, tổ chức liên quan, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và việc huy động các nguồn lực xã hội, làm suy thoái phong cách, đạo đức và uy tín của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Hành vi của bị cáo Hậu là tiền đề dẫn đến hành vi sai phạm của các bị cáo khác. Do đó việc đưa các bị cáo ra xét xử nghiêm minh là cần thiết.
Về khắc phục hậu quả vụ án, bị cáo Hậu đã nộp 880 tỷ đồng, có 285 tỷ đồng bị phong tỏa trong tài khoản và hơn 300.000 USD bị thu giữ cùng với hơn 5 tỷ đồng các bị cáo nộp khắc phục hậu quả chung của vụ án. Chưa kể 501 lượng vàng bị thu giữ, bị cáo Hậu đã khắc phục 1.179 tỷ đồng, thừa so với nghĩa vụ bị cáo phải thực hiện là hơn 1.160 tỷ đồng.
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hậu 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, 14 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng cộng bị cáo Hậu phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù.
Bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (cũ)) bị tuyên phạt 14 năm tù; bị cáo Nguyễn Văn Khước (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh) bị tuyên 7 năm tù; bị cáo Hoàng Văn Nhiệm (cựu Phó giám đốc Sở Tài chính) bị tuyên 4 năm tù…
Bởi theo nhận định của HĐXX, hành vi của các bị cáo gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội; là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và cách hành xử của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nguyên là các lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh; làm mất niềm tin, uy tín của Đảng và các cấp chính quyền; đe dọa đến sự tồn vong của chế độ ở từng địa phương.
Hành vi của mỗi bị cáo là một mắt xích, một khâu trong chuỗi các hành vi phạm tội gây ra hậu quả, thiệt hại. Do đó, việc khởi tố, truy tố và đưa các bị cáo ra xét xử, áp dụng hình phạt nghiêm minh đối với từng bị cáo, ở từng tội danh, dựa trên tính chất, mức độ, hậu quả hành vi của các bị cáo là cần thiết nhằm xử lý nghiêm những cá nhân có hành vi đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và xã hội; đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về kinh tế, tham nhũng nói riêng và các tội phạm khác nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Các bị cáo còn lại bị tuyên mức án từ 2 năm đến 12 năm tù, trong đó HĐXX cho một số bị cáo được hưởng án treo.
(PLM) Chiều ngày 10/7 tại Hà Nội, báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025). Ghi nhận và biểu dương những đóng góp của các thế hệ người làm báo báo Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc cho biết sự ra đời của báo Pháp luật Việt Nam đã tạo một dấu ấn đậm nét, một dòng chảy thông tin không thể thiếu.
(PLM) - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày phát hành số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh về chặng đường phát triển của Báo, những kỳ vọng đặt ra trong thời kỳ mới, cũng như thông điệp gửi gắm tới đội ngũ những người làm báo của ngành Tư pháp.
(PLM) - Sau cải tạo, nâng cấp, hồ Đống Đa kỳ vọng sẽ trở nên khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ với các công trình hiện có, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
(PLM)- Theo Nghị định mới của Chính phủ, trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán và kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì chủ đầu tư không được thu thêm phần chênh lệch của người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Trong trường hợp thấp hơn thì chủ đầu tư phải hoàn trả lại phần chênh lệch cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.