“Siết chặt” quy định cung cấp và chuyển giao dữ liệu xuyên biên giới
Việt Nam là nước có chủ quyền và luật pháp trên không gian mạng, theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thì phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam. Luật Dữ liệu 2024 là một bước tiến quan trọng trong việc định hình chính sách quản lý dữ liệu số tại Việt Nam, với mục tiêu bảo đảm an ninh, bảo vệ quyền lợi của chủ thể dữ liệu và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Luật xác định đối tượng áp dụng bao gồm: cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động dữ liệu số tại Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp, nền tảng quốc tế hoạt động tại Việt Nam đều chịu sự điều chỉnh bởi Luật này.
Đáng chú ý, Luật khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu cho cơ quan nhà nước nhằm phục vụ công tác quản lý và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như tình trạng khẩn cấp, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, thảm họa, phòng, chống bạo loạn, khủng bố, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải cung cấp dữ liệu theo yêu cầu mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu. Quy định này giúp Chính phủ có thể nhanh chóng tiếp cận và xử lý thông tin quan trọng khi có sự cố nghiêm trọng.
Một điểm đáng chú ý khác là Luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do chuyển dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam, xử lý dữ liệu của nước ngoài tại Việt Nam, được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc chuyển, xử lý dữ liệu phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu, chủ sở hữu dữ liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đặc biệt, với dữ liệu quan trọng và dữ liệu cốt lõi, việc chuyển dữ liệu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt, như dữ liệu phải bảo đảm an ninh quốc gia, lợi ích công cộng và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phải được kiểm soát chặt chẽ. Việc sử dụng nền tảng xử lý dữ liệu đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng thuộc phạm vi điều chỉnh.
Những quy định này nhằm bảo vệ chủ quyền dữ liệu quốc gia trong bối cảnh ngày càng nhiều nền tảng quốc tế xử lý dữ liệu người dùng Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng có thể tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp quốc tế muốn hoạt động tại Việt Nam, đồng thời làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp.
Yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin
Bảo vệ dữ liệu là một trong những nội dung quan trọng nhất của Luật Dữ liệu 2024. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu được quy định rõ ràng, bao gồm: Xây dựng chính sách bảo vệ dữ liệu; Quản lý chặt chẽ hoạt động xử lý dữ liệu; Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ dữ liệu; Đào tạo nhân sự để nâng cao nhận thức về an toàn dữ liệu. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm đảm bảo an toàn dữ liệu trong lĩnh vực mình quản lý, đồng thời thiết lập hệ thống bảo vệ dữ liệu thống nhất trên toàn quốc.
![]() |
Các tập đoàn công nghệ lớn hoạt động tại Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi Luật Dữ liệu 2024 có hiệu lực. (Ảnh: Getty) |
Đồng thời, Luật xác định các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình xử lý dữ liệu, bao gồm: Rủi ro quyền riêng tư (việc thu thập, sử dụng dữ liệu cá nhân sai mục đích hoặc không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu); Rủi ro an ninh mạng (các cuộc tấn công mạng hoặc xâm nhập dữ liệu); Rủi ro về nhận dạng và quản lý truy cập (dữ liệu bị sử dụng trái phép hoặc bị rò rỉ). Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thiết lập cơ chế cảnh báo sớm để phòng ngừa các rủi ro này. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân quản lý dữ liệu cũng cần đánh giá và chủ động khắc phục rủi ro, thông báo cho chủ thể dữ liệu nếu có vấn đề phát sinh. Việc nhận diện và quản lý rủi ro dữ liệu là rất cần thiết trong bối cảnh tội phạm mạng ngày càng tinh vi. Như vậy, việc thực thi các quy định này sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào hệ thống bảo mật, kiểm soát dữ liệu.
Luật quy định rằng cá nhân có quyền yêu cầu xóa hoặc thu hồi dữ liệu cá nhân của mình, trừ khi pháp luật có quy định khác. Điều này giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, đặc biệt khi dữ liệu bị thu thập mà không có sự đồng ý rõ ràng. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật và lưu trữ dữ liệu một cách liên tục để đảm bảo tính chính xác. Điều này giúp duy trì dữ liệu minh bạch và có thể truy xuất khi cần thiết. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là liệu các doanh nghiệp quốc tế có thể dễ dàng tuân thủ quy định này không, nhất là khi dữ liệu của họ được lưu trữ và sao lưu trên nhiều nền tảng khác nhau trên thế giới.
Thách thức trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội chưa từng có trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, y tế, tài chính đến sáng tạo nội dung. Các nền tảng AI quốc tế như ChatGPT (OpenAI), Gemini, Llama, Google AI, DeepSeek, MidJourney… ngày càng phổ biến tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ con người với khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, tạo ra nội dung đa dạng và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Hơn nữa, các sản phẩm AI mới liên tục ra mắt, “gây sốt” trong dư luận, có thể kể đến một số sản phẩm mới gần đây như Manus, Suno AI, Kling AI, Luma Dream Machine, TikTok Symphony, Alibaba Qwen… Các sản phẩm này đại diện cho những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực AI, mang lại nhiều tiện ích và giải pháp sáng tạo cho người dùng và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
![]() |
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ AI đặt ra nhiều vấn đề đối với các nhà quản lý dữ liệu. (Ảnh: Dirox) |
Ở một góc độ khác, những tiến bộ này cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với các cơ quan chức năng trong thực thi pháp luật và quản lý dữ liệu hiệu quả đối với các nền tảng AI nước ngoài. Đơn cử, hầu hết các nền tảng AI nước ngoài không có máy chủ đặt tại Việt Nam, dẫn đến tình trạng dữ liệu được lưu trữ ở nhiều quốc gia khác nhau mà cơ quan quản lý khó kiểm soát. Cạnh đó, Luật Dữ liệu yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân và cho phép người dùng yêu cầu xóa dữ liệu. Tuy nhiên, nhiều nền tảng AI không cung cấp đầy đủ công cụ để người dùng có thể kiểm soát dữ liệu của mình. Trong khi đó, cơ quan chức năng thiếu công cụ kỹ thuật để giám sát, kiểm tra và yêu cầu các nền tảng này tuân thủ các quy định trong nước.
Luật Dữ liệu 2024 quy định các nền tảng khoa học và công nghệ trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu bao gồm: trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, chuỗi khối, truyền thông dữ liệu, Internet vạn vật, dữ liệu lớn và công nghệ hiện đại khác. Đáng nói, dù Luật đã thiết lập nhiều quy định về bảo vệ và quản lý dữ liệu xuyên biên giới, nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống pháp lý khiến việc điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài nói chung, các nền tảng AI nói riêng trở nên khó khăn. Một trong những khoảng trống đó là chưa có quy định cụ thể về chế tài xử phạt, cũng như các cơ chế hợp tác pháp lý quốc tế để phối hợp xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ quy định của Luật này.
Cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định rõ ràng về việc xử lý dữ liệu được tạo bởi AI. Cụ thể, các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT và MidJourney có thể tạo ra nội dung dựa trên dữ liệu đã thu thập từ nhiều nguồn. Điều này dẫn đến nhiều câu hỏi pháp lý chưa có câu trả lời: Nếu AI tái tạo thông tin sai lệch hoặc vi phạm bản quyền, ai chịu trách nhiệm? Dữ liệu mà AI tự tạo ra có được bảo vệ như dữ liệu cá nhân không?...
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.
(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.
(PLM) - Từ ngày 24/4 đến 1/5, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Ngày Giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025); hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm, động viên quân và dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1/20.