1. Trang chủ /
  2. Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương

Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương

thứ tư, 3/5/2023 13:31 GMT+07
Vượn đen má hung là một trong những loài vượn có giọng hót rất hay, chúng được mệnh danh là “ca sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót ngân vang, ngân xa.
10 cá thể của 2 loài (vượn đen má hung và vọoc mông trắng) được sống trong môi trường bán hoang dã 10 cá thể của 2 loài (vượn đen má hung và vọoc mông trắng) được sống trong môi trường bán hoang dã
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 3.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 4.
Vượn đen má hung phân bố ở Trung Lào và Việt Nam. Ước tính chỉ có khoảng dưới 90 đàn còn tồn tại ngoài tự nhiên. Ớ Việt Nam, loài này đang bị đe doạ tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống. Số lượng quần thể ngày càng bị suy giảm nên loài này có thể được liệt kê trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 5.
Vượn đen má hung là loài vượn bản địa của Việt Nam, Campuchia và Lào. Không chỉ có ngoại hình đẹp mắt, khả năng chuyền cành xa, loài động vật này còn có giọng hót say đắm lòng người.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 6.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 7.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 8.
Vượn đen má hung là loài vượn có kích thước trung bình. Con trưởng thành có chiều dài thân khoảng 60 – 80cm, cân nặng tầm 7kg. Con đực thường có màu đen, túm lông 2 bên má màu vàng. Con cái thường có màu vàng tươi hoặc màu cam nhạt, chúng thường có chỏm lông màu đen ở phần đỉnh đầu.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 9.
Tất cả các con vượn đen má vàng con khi mới sinh đều có màu vàng, sau khoảng 2 – 3 năm chuyển thành màu đen. Khi chúng trưởng thành (khoảng 7 – 8 năm), con đực sẽ giữ nguyên màu lông đen, con cái sẽ chuyển sang màu lông vàng.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 10.
Các loài linh trưởng được những người gắn bó với thiên nhiên trên toàn thế giới coi là “linh hồn” của những cánh rừng. Tiếng hót của chúng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ nguyên thủy của đại ngàn.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 11.
Vượn đen má hung sống chủ yếu theo gia đình từ 3 – 5 cá thể bao gồm bố mẹ và các con. Mỗi đàn sống trong một lãnh thổ riêng. Chúng thường bảo vệ lãnh thổ của mình bằng cách hú to. Mỗi lần hú thường kéo dài khoảng 15 phút. Chúng chủ yếu sống trên các cây cao. Điều này giúp bảo vệ chúng khỏi những loài thú ăn thịt. Chúng có thể chuyền cành xa lên đến 10m.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 12.
Thức ăn của chúng là lá cây, chồi non, trái cây và côn trùng. Chúng cũng có thể ăn trứng chim và chim non trong tổ. Loài vượn này thường bắt đầu sinh sản vào năm thứ 7, thứ 8. Chúng thường mang thai trong khoảng 7 – 8 tháng. Hai năm vượn đen má hung đẻ một lần, mỗi lần một con. Vượn con sống cùng bố mẹ cho đến khi trưởng thành.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 13.
Bên cạnh những chú vượn đen má hung là cá thể vọoc mông trắng - là 1 trong những loài đặc hữu của Việt Nam. Vọoc mông trắng là 1 trong những loài đặc hữu của Việt Nam
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 14.
Voọc mông trắng là được liệt kê trong danh sách 25 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng nhất thế giới. Ước tính số lượng còn tồn tại ngoài tự nhiên khoảng 300 đến 350 cá thể. Chúng sinh sống thành đàn trên các khu rừng nằm trên dãy đá vôi thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá và Hà Nam. Số lượng quần thể của chúng ngày càng thu nhỏ do hiện tượng săn bắt trái phép và hiện môi trường sống ngày càng bị thu hẹp và phân mảnh.
Ngắm “ca sĩ của rừng xanh” tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương - Ảnh 15.
Chú vọoc mông trắng đang thưởng thức món ăn yêu thích.