Da vàng, sút 4-5kg sau khi ăn loại nấm lạ hình dáng giống chiếc ô
Bệnh nhân đầu tiên là nam 37 tuổi, ở Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang). Trước khi vào Bệnh viện Bạch Mai khoảng 9 ngày, bệnh nhân cùng 3 người khác đi phát cây trong rừng, thấy nấm nên hái về nấu canh, súp ăn. Sau khoảng 8-9 giờ (20h đến khoảng 4-5h hôm sau) bệnh nhân cùng 2 người khác xuất hiện triệu chứng đau bụng, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần.
Ba người này được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương điều trị. Hai người kia nhẹ hơn đã ổn định và được xuất viện. Riêng nam bệnh nhân kể trên xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt, mệt nhiều nên được chuyển đến Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.
![]() |
Bệnh nhân bị vàng da sau khi ăn loại nấm tự hái trên rừng |
Tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân tỉnh, nói lẫn lộn, có dấu hiệu của tình trạng tiền hôn mê gan, da và củng mạc mắt vàng, ăn uống kém, xét nghiệm thì có tình trạng gan bị tổn thương rất nặng, suy gan nặng, suy thận. Bệnh nhân vẫn còn buồn nôn, đau bụng.
Sau khi được điều trị cấp cứu, hồi sức, lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc, bệnh nhân tỉnh trở lại. Bệnh nhân cho biết, anh thường có thói quen hái các loại nấm về ăn khi đi phát cây rừng, nhưng chưa bao giờ gặp phải tình trạng tương tự. Lần này, sau khi ăn loại nấm mọc dưới đất, hình dáng giống chiếc ô, cao khoảng 15-20 cm, chân nấm to bằng ngón tay, màu trắng, thì xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như trên. Hiện anh vẫn ăn uống kém, chán ăn, chỉ trong khoảng 9 ngày đã sút tầm 4-5kg.
Buồn nôn, đi ngoài chục lần sau khi ăn nấm lạ
Người phụ nữ 57 tuổi, ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) vào rừng hái được một nắm nấm màu trắng, sau đó mang về nấu canh ăn một mình. Sau khi ăn khoảng 13 giờ (từ 20h hôm trước đến 9h hôm sau), bà xuất hiện tình trạng nôn kèm đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần.
![]() |
Bác sĩ Trung tâm Chống độc kiểm tra tình trạng vàng da của người bệnh |
Bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương để điều trị. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: Ngộ độc nấm, được chỉ định truyền dịch sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân tỉnh, vẫn buồn nôn, đau bụng quanh rốn, đại tiện phân lỏng 8-10 lần. Xét nghiệm cũng cho thấy bệnh nhân bị viêm gan rất nặng, suy gan cấp và cũng phải điều trị cấp cứu bằng thuốc giải độc và thay huyết tương.
Theo lời nữ bệnh nhân, loại nấm bệnh nhân tự hái có màu trắng, hình dáng giống chiếc ô, dài như ngón tay, đầu nấm hơi tròn. Bệnh nhân cũng có thói quen thường xuyên hái các loại trên rừng về ăn, nhưng chưa lần nào gặp phải tình trạng tương tự.
Cẩn trọng trước các loại nấm để tránh ngộ độc
BS. Nguyễn Tiến Đạt, Trung tâm Chống độc cho biết, kết quả kiểm tra, xét nghiệm máu của các bệnh nhân cho thấy nhiều chỉ số bất thường, cao vượt ngưỡng, gấp nhiều lần người bình thường. Hiện các bệnh nhân có tình trạng bị suy gan, suy thận, phải lọc máu hỗ trợ gan và dùng các thuốc giải độc.
Trước đó, ngày 6/3/2025, Trung tâm Chống độc, cũng tiếp nhận hai vợ chồng ở Thanh Hoá bị ngộ độc do ăn nấm tự hái trên rừng. Tuy nhiên, hai bệnh nhân này đã không thể qua khỏi do suy đa tạng nặng.
Đề cập đến vấn đề này, TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Các loại nấm tự nhiên đều khó có thể nhận dạng bằng mắt thường có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí đến chuyên gia cũng có thể nhầm. Có hàng nghìn loại nấm, số nấm độc không quá nhiều nhưng rất dễ nhầm lẫn. Đơn cử, một số nấm trông rất đẹp mắt nhưng lại chứa chất độc như amatoxin khiến rất nhiều bệnh nhân tử vong khi ăn phải những loại nấm này.
Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, nguyên nhân tất cả các trường hợp ngộ độc nấm là do người dân đi hái các nấm mọc hoang dại và hái phải nấm độc về ăn.
Mỗi một loại nấm độc khi ăn phải có những dấu hiệu riêng. Các loại nấm độc hiện nay xếp làm 2 nhóm, nhóm các nấm gây ngộ độc sớm và nhóm các nấm gây độc muộn.
Nhóm các nấm gây ngộ độc sớm thì các biểu hiện ngộ độc xuất hiện sớm trong vòng 6 giờ sau khi ăn, hình thức các nấm trông ít bắt mắt, ít hấp dẫn, thậm chí trông có màu sắc rực rỡ, gây các triệu chứng nôn, đau bụng, ỉa chảy, thường có các triệu chứng thần kinh, tâm thần, có thể có triệu chứng tim mạch. Tuy nhiên, với nhóm các nấm gây ngộ độc sớm thì miễn là người dân tới cơ sở y tế cấp cứu kịp thời thì hầu hết sẽ không tử vong.
Còn nhóm các nấm gây ngộ độc muộn, các loài nấm này lại màu trắng, sạch sẽ, trông rất ngon, là các nấm độc tán trắng (Amanita verna) hoặc nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa), biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau ăn quá 6 giờ, với biểu hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đau bụng, nôn, tiêu chảy rất nhiều xuất hiện muộn, kéo dài khoảng 1 ngày. Giai đoạn 2 là yên lặng với đau bụng, nôn, tiêu chảy đỡ, có thể hết trong 1 ngày. Giai đoạn 3 là viêm gan suy gan, suy thận, tổn thương/suy đa cơ quan và tử vong. Tính nguy hiểm của các nấm gây ngộ độc muộn là trông hấp dẫn, ngộ độc thì xuất hiện muộn nên khi phát hiện ra thì chất độc đã hấp thu hết vào cơ thể, và ngộ độc với gan rất nặng, ồ ạt, thậm chí nhiều cơ quan khác. Tỷ lệ tử vong rất cao, tới 50%, kể cả khi áp dụng các biện pháp cấp cứu, hồi sức, giải độc tích cực. Ở giai đoạn 2 của bệnh với biểu hiện yên tĩnh nhưng thực tế gan đang bị tổn thương âm thầm, bệnh nhân và bác sỹ nếu chưa có kinh nghiệm có thể cho bệnh nhân ra viện sớm, để rồi sau đó lại sớm quay lại viện vì nặng lên.
Trung tâm Chống độc khuyến cáo, thời điểm mùa xuân là thời gian ở miền Bắc, miền Trung mưa ẩm trở lại, các loài nấm mọc lên, trong đó có nhiều nấm độc. Người dân không hái các nấm mọc hoang dại về ăn, có lẽ chỉ trừ mộc nhĩ. Các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức và các cá nhân cần tăng cường tuyên truyền, chia sẻ về các thông tin an toàn trên với người dân để tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.
(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
(PLM) - Chiều ngày 17.7 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam và Cục Quản lý Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án”. Tham dự lễ trao giải có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đồng chí Lê Vệ Quốc - Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Cục Trưởng Cục Quản lý Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, TS Vũ Hoài Nam – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (nay là Cục Quản lý thi hành án dân sự) và Báo Pháp luật Việt Nam, nhằm hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (THADS). Ngày 26/10/2024, Báo Pháp luật Việt Nam và Tổng cục Thi hành án dân sự đã phát động Cuộc thi Chuyện nghề Thi hành án dân sự trên Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLM) - Chiều 16/7, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, tổng kết công tác năm học 2024 – 2025, triển khai công tác năm học 2025 – 2026 và 6 tháng cuối năm 2025. Chủ trì Hội nghị có TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa, đơn vị thuộc trường và toàn thể viên chức, người lao động nhà trường.