Trong số đó, bà Vàng Thị Bích Liên - Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Trưởng ban Dân vận đã chủ động xin chuyển công tác về cơ sở để tiếp tục cống hiến. Ông Nguyễn Phước Toàn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tự nguyện xin làm Phó phòng để tập trung vào công tác chuyên môn.
Ngoài ra, 3 cán bộ khác gồm ông Nguyễn Hữu Quang - Trưởng phòng Dân tộc, ông Trần Văn Hùng - Phó phòng Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Trưởng ban Quản lý và Phát triển du lịch đã viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi dù còn nhiều năm công tác.
Hai cán bộ khác là ông Lý Chuẩn Tiến - Phó Trưởng ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Hàm Rồng và ông Đặng Đình Dũng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cũng tự nguyện xin nghỉ hưu sớm.
Việc tiên phong của các cán bộ lãnh đạo đã góp phần quan trọng trong công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện cho việc kiện toàn tổ chức tại các đơn vị hành chính tại địa phương sau khi sáp nhập.
Ông Tô Ngọc Liễn - Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết: Thị xã Sa Pa tuyên dương tinh thần của 7 công chức, viên chức lãnh đạo quản lý đã đi đầu, tình nguyện nghỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp tổ chức nhân sự cho các cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Đồng thời thị xã Sa Pa đang tổng hợp, thẩm định và thực hiện các thủ tục có liên quan để trình UBND tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai xem xét, phê duyệt việc giải quyết chế độ chính sách cho các công chức viên chức xin nghỉ theo Nghị định178 ngày 31/12/2024 của Chính phủ theo quy định.
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính tại Sa Pa đang được triển khai quyết liệt, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, sự tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên. Sự chủ động của các cán bộ lãnh đạo trong việc điều chỉnh vị trí công tác và tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi đã tạo tiền đề quan trọng cho quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hướng đến mục tiêu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Nguyễn Hải
(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.