Những hiện vật về Chiến dịch Điên Biên Phủ ghi dấu những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa
thứ tư, 10/4/2024 22:27 GMT+07
Nhiều hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá ghi dấu những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa cho Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Xe đạp của ông Trịnh Ngọc, dân công xe đạp thồ vận chuyển 345,5kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Những chiếc xe đạp thồ và sự chi viện sức người, sức của hậu phương Thanh Hóa đã góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" Bồ nan của bá Hà Thị Dón, huyện Quan Hoá - dân công gánh bộ tiếp vận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ Đoàn xe thồ biên chế theo từng huyện, mỗi huyện là một đại đội, hay còn gọi là một C. Từ Hồi Xuân đoàn đi qua các địa danh suối Rút - Hòa Bình - Mộc Châu - Yên Châu - Sơn La - vượt đèo Pha Đin đến ngã ba Tuần Giáo. Trên chặng đường vận chuyển từ trạm H1 (Tuần Giáo) đến Điện Biên Phủ dài gần 80km, đoàn xe đạp thồ Thanh Hóa được bố trí tới 3.000 xe. Hộp hình: Dân công Thanh Hoá tiếp vận Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 Bộ sưu tập quân trang, quân dụng của chiến sĩ Thanh Hóa tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại các chiến dịch, giai đoạn 1950-1954. Cờ của đoàn thể xã Thái Hòa, huyện Nông Cống tặng “Đơn vị chiến thắng Điện Biên Phủ” Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba của ông Đào Văn Hiếu (xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn) một trong 5 chiến sĩ đầu tiên xông vào hầm bắt tướng Đờ Catxtơri. Bộ sưu tập Huân chương, Huy chương, Huy hiệu, Kỷ niệm kháng chiến của quân và dân Thanh Hoá trong kháng chiến chống Pháp Những vật dụng như bát, hộp, lược, dao, đàn của các chiến sĩ Thanh Hóa sử dụng trong thời gian tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ Giấy khen, giấy chứng nhận của các chiến sĩ dân công Thanh Hóa tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ
Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá vận chuyển lương thực bằng bẻ mảng vượt sông Mã lên Điện Biên Phủ Đoàn dân công xe đạp thồ Thanh Hoá vận chuyển lương thực tiếp vận Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ hậu phương Thanh Hóa có vai trò rất lớn trong chi viện sức người, sức của. Trong số 261.000 dân công phục vụ chiến dịch thì riêng tỉnh Thanh Hóa có tới 179.000 dân công. Cùng với đó là hàng chục nghìn thanh niên xung phong và phương tiện Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953-1954) và mở Chiến dịch Điện Biên Phủ Xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm (xã Định Liên, huyện Yên Định) chế tạo có thể chở 280kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ Thành tích của quân dân Thanh Hoá trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) Những kỷ vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ tiếp nối