Tiếng chuông cảnh tỉnh
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, tình hình cháy rừng diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người gây ra, từ những hành động vô ý như: sử dụng lửa bất cẩn với ví dụ điển hình là đốt lửa sưởi ấm, nấu nướng trong rừng, tàn thuốc lá vứt bừa bãi; đốt dọn nương rẫy nhưng không kiểm soát được ngọn lửa, để lửa lan sang rừng; hay thắp hương, đốt vàng mã tại các khu vực rừng có đền, chùa, miếu…
Thực tế gần đây đã có những “tiếng chuông cảnh tỉnh” như vụ cháy rừng đặc dụng tại Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) xảy ra vào 23/1, cho thấy sự cấp bách trong công tác bảo vệ di sản thiên nhiên. Không chỉ thiêu rụi hàng nghìn mét vuông rừng, đám cháy còn đe dọa hệ sinh thái và giá trị di sản thế giới được UNESCO công nhận. Tình trạng cháy rừng, khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường đang khiến nhiều di sản thiên nhiên như Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng đối mặt nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.
Hay tại Quảng Ninh, tối 5/2, 80 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 395, Quân khu 3 đã khẩn trương dập tắt đám cháy rừng thông tại phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, ngăn lửa lan rộng và bảo vệ khu dân cư. Sự kịp thời của lực lượng chức năng đã giúp ngăn chặn ngọn lửa lan rộng, bảo vệ được hàng trăm hecta rừng.
Những vụ việc trên là lời cảnh báo về nguy cơ cháy rừng luôn rình rập, đặc biệt trong mùa lễ hội xuân. Hậu quả của cháy rừng là vô cùng nghiêm trọng, có thể kể đến thiệt hại về kinh tế, mất đi nguồn tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến rừng, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân, ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, lễ hội.
Nâng cao trách nhiệm cộng đồng
Trong cuộc chiến phòng ngừa nguy cơ cháy rừng, lực lượng chức năng đóng vai trò nòng cốt, nhưng sự tham gia của cộng đồng mới là yếu tố quyết định. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức PCCC rừng, tự giác trở thành một chiến sĩ bảo vệ rừng từ những hành động cụ thể. Đó là không sử dụng lửa bừa bãi trong rừng, không đốt dọn nương rẫy khi có gió lớn, không thắp hương, đốt vàng mã gần rừng. Từ bài học thực tế nhiều vụ cháy rừng lớn đã xảy ra bắt nguồn từ những người dân thiếu ý thức, đốt dọn nương rẫy không kiểm soát, gây cháy lan. Bởi vậy, việc nâng cao ý thức của cộng đồng là vô cùng quan trọng.
Khi phát hiện cháy rừng, người dân cần nhanh chóng báo cho lực lượng chức năng hoặc chính quyền địa phương. Nếu điều kiện cho phép, họ cũng là lực lượng phối hợp, cùng tham gia chữa cháy rừng cùng với lực lượng chức năng. Ở nhiều địa phương, người dân đã tích cực tham gia vào các đội PCCC rừng, tuần tra, canh gác, phát hiện và báo cháy kịp thời, góp phần hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Nhìn chung, công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa lễ hội đòi hỏi sự chủ động từ cả chính quyền và cộng đồng. Mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ các di sản thiên nhiên, trong đó có rừng, không xâm phạm, phá hoại, khai thác trái phép tài nguyên rừng. Lực lượng chức năng, ban quản lý cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn du khách và người dân thực hiện nghiêm quy định về an toàn lửa, không thắp hương, đốt vàng mã, đốt lửa tùy tiện tại các khu vực rừng dễ cháy. Chính quyền cũng cần triển khai các biện pháp giám sát chặt chẽ, bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ, lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường tuần tra.
Đỗ Trang
(PLM) - Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Điểm nhấn của Lễ hội làng Triều Khúc chính là điệu múa dân gian truyền thống có một không hai "con đĩ đánh bồng".
(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam ngay từ sáng sớm ngày 7.2 tức ngày 10 tháng riêng năm Ất Tỵ, mặc dù trời mưa, rét nhưng tuyến phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có rất đông người dân đến mua vàng ngày vía Thần tài.
(PLM) - Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh chủ trì làm việc với các đơn vị về chỉnh lý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 42. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành và Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung.
(PLM) - Sau Tết Nguyên đán, số lượng người mắc Cúm A ngày càng tăng cao, nhiều bệnh nhân trở nặng, phải nhập viện thở máy, chạy Ecmo, lọc máu, cảnh báo đỏ đối với những người có bệnh lý nền.
(PLM) - Ngày 6/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau một tháng thực hiện Nghị định 168/2024, cảnh sát đã xử lý hơn 327.300 trường hợp vi phạm, tước hơn 27.800 giấy phép lái xe, trừ điểm hơn 28.700 giấy phép, tạm giữ hơn 1.800 ôtô, hơn 93.700 môtô.
(PLM) - Xin chữ là một phong tục, một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao đời, đến nay người Việt vẫn duy trì tập tục xin chữ vào ngày đầu năm Tết cổ truyền của dân tộc.
(PLM) - Chiều 4/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết đã ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý theo các chuyên đề trong năm 2025. Theo đó, Cảnh sát Giao thông toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt.
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.