1. Trang chủ /
  2. Quảng Ninh: Hàng vạn Phật tử tụng kinh khánh đản, tham gia Lễ tắm Phật

Quảng Ninh: Hàng vạn Phật tử tụng kinh khánh đản, tham gia Lễ tắm Phật

chủ nhật, 8/5/2022 20:01 GMT+07
(PLM) - Dòng người nêm chặt khuôn viên chùa Ba Vàng để thăm quan, hướng Phật và tham dự nghi thức dâng hương, tụng kinh khánh đản và lễ tắm Phật.
83744da4f36a32346b7b

Sáng nay (8/5), tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) đã diễn ra Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566, Dương lịch 2022 trong không khí trang nghiêm, long trọng.

Ngay từ sáng sớm, từ các ngả đường hướng về sân chính điện chùa Ba Vàng nêm chật dòng người từ các Tôn đức Tăng Ni các hệ phái, Phật tử trong và ngoài nước. Theo ước tính của Chùa Ba Vàng, trong sáng nay 8/5, có gần 4 vạn chư tăng, Phật tử đã về chùa Ba Vàng tham dự Đại lễ.

Con đường dẫn lên chùa từ TP Uông Bí đã có lúc xảy ra ách tắc do số lượng phương tiện các Đại biểu, Phật tử và du khách đổ về quá đông, nhưng nhờ sự hỗ trợ của lực lượng chức năng nên khó khăn đã kịp thời giải quyết.

f61f5ab0f47e35206c6f
Ngay từ sáng sớm, hàng vạn các Phật tử đã có mặt tại sân chính điện chùa Ba Vàng để thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ tại Lễ Phật Đản

Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2022 là sự kiện trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc trong nước và quốc tế. Đại lễ còn là dịp để chư Tăng Ni, Phật tử cùng hướng tâm cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Bên cạnh đó, những hoạt động trong Đại lễ cũng nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, đặc biệt là văn hoá Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước ta.

8397adced00611584817
Tham dự Đại Lễ có các Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái của nhiều quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Sri Lanka tham dự Lê mừng Đại lễ Phật Đản.
Tham dự Đại Lễ có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cơ quan ban, ngành Trung ương, địa phương, Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Chư tôn đức Tăng Ni các hệ phái của nhiều quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan, Bangladesh, Sri Lanka tham dự Lê mừng Đại lễ Phật Đản.

Chính vì vậy, Đại Lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2022 được tổ chức trọng thể, cho đông đảo quần chúng nhân dân tham dự góp phần lan toả những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đại lễ cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch đến với Quảng Ninh, gắn kết phát triển du lịch tâm linh với du lịch sinh thái, kích cầu du lịch của địa phương và các vùng lân cận, xúc tiến xây dựng và quảng bá hình ảnh con người Quảng Ninh, cởi mở thân thiện, văn minh và hiếu khách với bạn bè trong nước và quốc tế. Các hoạt động của Đại lễ góp phần thiết thực vào thực hiện chủ trương, chính sách về phục hồi hoạt động du lịch theo chủ trương của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hậu Covid-19.

Tham dự Đại lễ có chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, tăng ni là lãnh đạo Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni các hệ phái trong và ngoài nước, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ ban, ban ngành trung ương và địa phương và các tỉnh.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản.

Ngoài các chương trình văn hóa, văn nghệ chào mừng, tại Đại lễ, Hòa thượng Đào Như đã tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Hòa thượng Quyền Pháp chủ GHGPVN; Thượng tọa Thích Trúc Thái Minh đã tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng cho biết: Lễ dâng nước cúng dường tắm Phật là nghi thức thiêng liêng, long trọng trong ngày lễ Phật đản. Nghi lễ mang lại nhiều công đức phước báu to lớn, thể hiện lòng cung kính, vui mừng khi một bậc Vĩ nhân kiệt xuất ra đời; cũng như nguyện mong gột rửa chính tâm hồn mình cho trong sạch, khiến tâm khai trí sáng, để Đức Phật sơ sinh trong tâm trí mỗi người được xuất hiện.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng (bìa phải) đang thực hiện nghi Lễ Tắm Phật.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng (bìa phải) đang thực hiện nghi Lễ tắm Phật.

"Với tâm nguyện muốn cho ngày Phật đản trở thành ngày Tết, Thầy mong sao Lễ Phật đản sẽ được nhân rộng, lan tỏa ra khắp muôn nơi, đến với tất cả chúng sinh để ai ai cũng được nương tựa bóng mát chở che của Đấng Từ Phụ, mà sớm ra khỏi luân hồi sinh tử, đạt được an lạc, hạnh phúc tuyệt đối."

Đại lễ Phật đản năm nay đúng vào thời gian Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố đang tập trung trí tuệ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ 2022 - 2027 tiến tới Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX sẽ được tổ chức vào tháng 11-2022 tại Thủ đô Hà Nội.

3fa9661e1ad6db8882c7
3872c28cbe447f1a2655

Để mọi Phật sự được thành tựu, mỗi Tăng Ni cần khắc ghi và thực hành lời dạy của Đức Phật về giáo lý Tứ nhiếp pháp: “Bố thí, là bằng tâm thanh tịnh nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn sau đại dịch Covid-19. Ái ngữ là dùng lời từ hòa hướng dẫn mọi người an trú vào pháp thiện. Lợi hành là làm lợi ích cho mọi người và xã hội. Đồng sự là hòa hợp dấn thân phục vụ để khuyến hóa mọi người phát tâm tu tập theo thiện pháp, hướng đến Nhất thiết trí - thành Phật”.

Đây chính là con đường dẫn đến sự thành công của mọi công tác Phật sự. Đó cũng chính là con đường để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Giáo hội. Đồng thời là điều kiện quan trọng quyết định sự thanh tịnh, hòa hợp và thành công của Đại hội trên tinh thần Kỷ cương Trách nhiệm Đoàn kết và Phát triển.

Các tuyến đường hướng về sân chính điện chùa Ba Vàng nêm chặt dòng người.
Các tuyến đường hướng về sân chính điện chùa Ba Vàng nêm chặt dòng người.
f61f5ab0f47e35206c6f (1)

Kết thúc Đại lễ là nghi thức dâng hương, tụng kinh khánh đản và lễ tắm Phật. Lễ Tắm Phật đã thu hút đông đảo các Tôn đức Tăng Ni các hệ phái, Phật tử trong và ngoài nước tham dự.

Một số hình ảnh đặc sắc được phóng viên Pháp luật Việt Nam ghi nhận tại chương trình chào mừng Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng 2022.


Sự kiện có sự tham gia của đông đảo các
Sự kiện có sự tham gia của đông đảo các Tôn đức Tăng Ni các hệ phái, Phật tử trong và người nước tham dự
924b60f71c3fdd61842e
01
10
Biển người tham dự Lễ Phật Đản chùa Ba Vàng.
Nghi thức tắm Phật là một trong những nét văn hóa tâm linh cao đẹp của những người theo đạo Phật, thường được diễn ra vào ngày lễ Phật Đản hằng năm. 
Lễ tắm Phật vốn đã được xuất hiện từ lâu tại Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Trung Á khác. Ngày nay, nghi lễ này được duy trì ở hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên thế giới. Đây là một nghi lễ thiết yếu của lễ Phật Đản hằng năm. 
Lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Theo đó, các bản kinh thuộc 2 truyền thống Nam Tông và Bắc Tông đều ghi lại rằng, khi Hoàng hậu Ma-da đản sanh Thái tử thì từ trên không trung có 2 dòng nước của chư thiên, một dòng nước mát, một dòng nước ấm rưới xuống để tắm cho Hoàng hậu cùng Thái tử.
Lễ tắm Phật hàm chứa một ý nghĩa vô cùng cao siêu. Pháp thân thanh tịnh, Phật tánh luôn tiềm ẩn trong mỗi người, thế nhưng vì phiền não, tham sân si mà bị che lấp khiến cho Phật tánh không được lộ ra. Muốn lộ Phật tánh, chúng ta phải mượn nước thơm để tẩy rửa bụi trần.
Lễ tắm Phật cũng là một hành động để mỗi người liên tưởng tới việc gột rửa thân tâm của bản thân mình nhằm tìm lại sự thanh tịnh vốn có.
Đặc biệt, lễ tắm Phật cũng chính là dịp để các Phật tử, cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới thể hiện lòng tôn kính, hân hoan đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ - Đức Phật Thích Ca cách đây hơn 2.600 năm về trước.