1. Trang chủ /
  2. KẾT QỦA TÌM KIẾM THEO TỪ: giáo dục

Hà Nội: Cách ly tập trung nhiều F1 liên quan đến chùm ca bệnh tại công ty thực phẩm Thanh Nga

thứ tư, 11/8/2021 21:40 GMT+07

(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam chiều ngày 2/8, cơ quan chức năng đã phong tỏa tạm thời ngõ 651, đường Minh Khai với hơn 300 hộ dân, cơ quan chức năng đã yêu cầu toàn bộ người dân thuộc khu vực trên không được ra khỏi nhà. Lực lượng công an phường Thanh Lương làm nòng cốt tham gia điều tiết giao thông, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực. Đồng thời, cơ quan chức năng đã tổ chức truy vết và xác định được 21 trường hợp là F1, ngay trong chiều tối ngày 2.8 những F1 này được đưa về cách ly tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Hơn 2.000 thí sinh TP.HCM được xét đặc cách tốt nghiệp

thứ tư, 4/8/2021 23:29 GMT+07

(PLM) -  Sáng 3-8, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở TP.HCM, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết có 2.044 thí sinh được xét đặc cách tốt nghiệp.

Bản tin Tài chính 26/07 - 30/07: Nhiều quốc gia châu Âu báo cáo mức lạm phát ở khu vực này đang ở ngưỡng cao kỷ lục trong thập kỷ qua

thứ hai, 2/8/2021 08:10 GMT+07

(PLM) -  Biến chủng Delta tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, kể cả ở những quốc gia phát triển nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao; Chính phủ Mỹ đã công bố kết quả tăng trưởng GDP trong quý 2 2021 với mức tăng trưởng rất cao; Nhiều quốc gia châu Âu công bố báo cho thấy mức lạm phát ở khu vực này đang ở ngưỡng cao kỷ lục trong thập kỷ qua; Đồng tiền mã hóa điện tử Bitcoin đã bất ngờ tăng giá mạnh trở lại sau khi có tin đồn lan ra rằng Amazon sẽ chấp nhận nó làm phương tiện thanh toán; Thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tuần này chao đảo và giảm cực kỳ mạnh do các chính sách trấn áp công ty mạnh tay từ chính phủ. Là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.

Thừa Thiên Huế: Tiếp bước giấc mơ sinh sống và học tập tại Đức

chủ nhật, 11/4/2021 21:55 GMT+07

(PLM) - Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện nay thì việc tiếp cận những kiến thức mới nhất, những nền khoa học hiện đại nhất để phục vụ đất nước, mang lại lợi ích cho bản thân là một điều tất yếu. Vì vậy, du học tại một nền giáo dục hàng đầu thế giới đang là một con đường được rất nhiều gia đình lựa chọn. Để hỗ trợ tốt và nhanh chóng cho các học viên trên khắp lãnh thổ Việt Nam, Expertrans EI không ngừng mở rộng hệ thống chi nhánh và văn phòng đại diện tại 63 tỉnh thành, trong đó có Thừa Thiên- Huế

Tọa đàm “Hòa giải ở cơ sở kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ“

thứ năm, 31/12/2020 16:03 GMT+07

(PLM) - Sau hơn 7 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở (HGOCS) năm 2013, công tác HGOCS đã đạt được nhiều kết quả tích cực, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, giữ vững ổn định xã hội ở cơ sở. Đây chính là nội dung trao đổi của hai vị chuyên gia tham dự buổi tọa đàm về công tác này do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chiều 28/12. Các vị chuyên gia tham gia cùng chương trình tọa đàm gồm: 1. Ông Uông Ngọc Thuẩn - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp 2. Bà Phạm Thị Hồng - Phó Trưởng Ban Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tọa đàm “Tuyên truyền Pháp luật thời 4.0“

thứ năm, 31/12/2020 09:39 GMT+07

(PLM) - Cách mạng kỹ thụât số, những ứng dụng công nghệ thời 4.0 đã khiến công tác Phổ biến Giáo dục Pháp luật (PBGDPL) cũng phải thay đổi. Những người làm công tác PBGDPL đã phải lao tâm khổ tứ như thế nào để “chở” luật đến với bà con? Hãy cùng Phó vụ trưởng Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp - Phan Hồng Nguyên làm rõ hơn trong tọa đàm này.

Tọa đàm: Tìm hiểu pháp luật về các quyền dân sự, chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số

thứ ba, 29/12/2020 18:54 GMT+07

(PLM) - Trong thực tế, nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả cao, thể hiện rõ ở các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Các quyền của người dân tộc thiểu số được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, đặc biệt là các quyền về dân sự, chính trị.Thực hiện Quyết định số 364/QĐ-BTP ngày 28/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020". Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề “Tìm hiểu pháp luật về các quyền dân sự, chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số”. Tham gia tọa đàm có sự góp mặt của các chuyên gia:    1. Thạc Sĩ Phan Hồng Thủy; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc    2. Thạc Sĩ Nguyễn Linh Kha; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư Pháp

Tọa đàm: Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

thứ bảy, 26/12/2020 16:28 GMT+07

(PLM) - Để bảo đảm thực thi điều ước quốc tế hiệu quả, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó là tuyên truyền, phổ biến các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật trong nước trên cơ sở bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Hiến pháp, hệ thống pháp luật, điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Với Công ước Phòng, chống tra tấn cũng không phải là ngoại lệ. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn" năm 2020, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức chương trình Tọa đàm cùng các vị khách mời. 1. Bà Lê Thị Hòa ,Trưởng phòng Pháp luật hình sự , Vụ Pháp luật hình sự, Bộ Tư Pháp 2.Trung tá Đặng Cẩm Hạnh, Phó trưởng phòng Pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế, Cục Pháp chế và cải cách hành chính Tư pháp Bộ Công an

Tọa đàm: Bạo lực học đường - Nhìn từ góc nhìn pháp lý

thứ hai, 21/12/2020 17:19 GMT+07

(PLM) - Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng không dễ xử lý, đây luôn là mối quan tâm của xã hội. Thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường lại tiếp tục nổi lên khiến dư luận rất trăn trở. Vậy đâu là giải pháp tháo gỡ vấn nạn này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi tọa đàm để cùng các chuyên gia: Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp để cùng tháo gỡ vấn đề.

Tọa đàm “Cần có cái nhìn công bằng, khoa học với bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1“

thứ hai, 14/12/2020 20:00 GMT+07

(PLM) - Thời gian vừa qua, sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều là tâm điểm của dư luận, với những ý kiến trái chiều về ngữ liệu, nội dung. Bắt đầu từ các diễn đàn cá nhân, các trang mạng và bùng phát lan rộng. Có rất nhiều ý kiến, từ các cơ quan truyền thông, báo chí, đã phát hiện và nhặt ra rất nhiều lỗi trong 4 bộ sách của NXB Giáo Dục Việt Nam, đặc biệt là bộ "Kết nối" và "Chân trời sáng tạo". Các lỗi sai nghiêm trọng như ngữ liệu phản cảm, vấn đề bản quyền, nội dung quá khó...khiến cho giáo viên dạy khó khăn, và học sinh học cũng vậy, được đăng tải trên các báo Pháp luật Việt Nam, Dân Trí, Ánh sáng và Cuộc sống, Lao Động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Phụ nữ online...và nhiều tờ báo khác. Vậy tại sao chỉ riêng bộ "Cánh Diều" phải sửa? Hãy cùng các chuyên gia, khách mời nhìn nhận khách quan, đa chiều về vấn đề này. Các khách mời tham gia tọa đàm: 1- Đại biểu Quốc hội : Nguyễn Thị Kim Thúy ( Đoàn Đà Nẵng) 2- PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ 3- Phó Hiệu trưởng Hoàng Thị Nguyệt (Trường Tiểu học Tân Phú-Tân Sơn, Phú Thọ)