Sở Xây dựng An Giang: Triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
Theo đó, Sở Xây dựng An Giang tổ chức thực hiện rà soát các thành phần hồ sơ của các dịch vụ công; qua đó chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc sử dụng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
100% cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc Sở tham gia thu nhận hồ sơ định danh điện tử mức 2; thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền người thân, gia đình sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, hạn chế đến mức thấp nhật việc nộp hồ sơ trực tiếp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức và người dân sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia.
Phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công rà soát, đánh giá lại tổng thể hệ thống máy móc, trang thiết bị, đề xuất mua sắm, trang cấp thêm các trang thiết bị như: Máy tính, máy scan, thiết bị đọc mã QR-cod, thiết bị đọc thẻ chíp trên thẻ CCCD… phục vụ công tác tiếp nhận, số hóa hồ sơ tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa của Sở.
Chỉ đạo công chức làm việc tại Bộ phận một cửa của tiếp nhận và số hóa (trừ hồ sơ khổ lớn), giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100% trên Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh; không yêu cầu người dân xác nhận số CMND 9 số khi đã có thẻ CCCD.
Thực hiện việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 12/5/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm túc việc ký số kết quả giải quyết thủ tục hành chính để trả cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ. Thường xuyên theo dõi, xử lý kịp thời hồ sơ thủ tục hành chính, không để xảy ra tình trạng trễ hạn hồ sơ trên Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cử cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo về công nghệ thông tin, đặc biệt là an toàn thông tin thực hiện chuyên trách công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin tại Sở.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ CCCD đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (thanh toán không dùng tiền mặt) và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kết quả thực hiện Đề án 06/CP, nhất là các tiện ích người dân, doanh nghiệp được hưởng dưới nhiều hình thức (pano, áp phích, video hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công tại bộ phận một cửa, trên màn hình led...). Tạo mã QRcode để người dân truy cập trung tâm hướng dẫn các nghiệp vụ về định danh, dịch vụ công. Bố trí kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Xây dựng An Giang cho biết: Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp để hoàn thành các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 06/3/2022 UBND tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 05 nhóm tiện ích tại Đề án 06/CP, gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ Công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả cao, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính, chuyển đổi số, phù hợp thực tiễn Sở Xây dựng. Xác định các nhiệm vụ cụ thể để phân công các đơn vị thục hiện, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung của Đề án đến từng cán bộ công chức viên chức người lao động thuộc Sở nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.