1. Trang chủ /
  2. HOT Video /
  3. Tọa đàm

Tọa đàm

Tọa đàm

Tọa đàm: Tìm hiểu pháp luật về các quyền dân sự, chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số

thứ ba, 29/12/2020 18:54 GMT+07

(PLM) - Trong thực tế, nhiều chính sách, pháp luật về dân tộc, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả cao, thể hiện rõ ở các thành tựu đạt được trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Các quyền của người dân tộc thiểu số được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, đặc biệt là các quyền về dân sự, chính trị.Thực hiện Quyết định số 364/QĐ-BTP ngày 28/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020". Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề “Tìm hiểu pháp luật về các quyền dân sự, chính trị đối với đồng bào dân tộc thiểu số”. Tham gia tọa đàm có sự góp mặt của các chuyên gia:    1. Thạc Sĩ Phan Hồng Thủy; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc    2. Thạc Sĩ Nguyễn Linh Kha; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư Pháp

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng“

chủ nhật, 27/12/2020 17:21 GMT+07

(PLM) - Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) thời gian qua được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao và đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những khó khăn, trong đó có vướng mắc liên quan đến thực thi pháp luật về PCTN. Hai vị chuyên gia là Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Đinh Văn Minh và Chủ tịch Hội Luật gia TP Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến đã đề xuất nhiều kiến nghị khi tham gia buổi tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 17/12.

Tọa đàm: Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

thứ bảy, 26/12/2020 16:28 GMT+07

(PLM) - Để bảo đảm thực thi điều ước quốc tế hiệu quả, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó là tuyên truyền, phổ biến các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật trong nước trên cơ sở bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Hiến pháp, hệ thống pháp luật, điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Với Công ước Phòng, chống tra tấn cũng không phải là ngoại lệ. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn" năm 2020, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức chương trình Tọa đàm cùng các vị khách mời. 1. Bà Lê Thị Hòa ,Trưởng phòng Pháp luật hình sự , Vụ Pháp luật hình sự, Bộ Tư Pháp 2.Trung tá Đặng Cẩm Hạnh, Phó trưởng phòng Pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế, Cục Pháp chế và cải cách hành chính Tư pháp Bộ Công an

Tọa đàm: Bạo lực học đường - Nhìn từ góc nhìn pháp lý

thứ hai, 21/12/2020 17:19 GMT+07

(PLM) - Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng không dễ xử lý, đây luôn là mối quan tâm của xã hội. Thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường lại tiếp tục nổi lên khiến dư luận rất trăn trở. Vậy đâu là giải pháp tháo gỡ vấn nạn này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi tọa đàm để cùng các chuyên gia: Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp để cùng tháo gỡ vấn đề.

Tọa đàm “Cần có cái nhìn công bằng, khoa học với bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1“

thứ hai, 14/12/2020 20:00 GMT+07

(PLM) - Thời gian vừa qua, sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều là tâm điểm của dư luận, với những ý kiến trái chiều về ngữ liệu, nội dung. Bắt đầu từ các diễn đàn cá nhân, các trang mạng và bùng phát lan rộng. Có rất nhiều ý kiến, từ các cơ quan truyền thông, báo chí, đã phát hiện và nhặt ra rất nhiều lỗi trong 4 bộ sách của NXB Giáo Dục Việt Nam, đặc biệt là bộ "Kết nối" và "Chân trời sáng tạo". Các lỗi sai nghiêm trọng như ngữ liệu phản cảm, vấn đề bản quyền, nội dung quá khó...khiến cho giáo viên dạy khó khăn, và học sinh học cũng vậy, được đăng tải trên các báo Pháp luật Việt Nam, Dân Trí, Ánh sáng và Cuộc sống, Lao Động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Thanh Tra, Phụ nữ online...và nhiều tờ báo khác. Vậy tại sao chỉ riêng bộ "Cánh Diều" phải sửa? Hãy cùng các chuyên gia, khách mời nhìn nhận khách quan, đa chiều về vấn đề này. Các khách mời tham gia tọa đàm: 1- Đại biểu Quốc hội : Nguyễn Thị Kim Thúy ( Đoàn Đà Nẵng) 2- PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ 3- Phó Hiệu trưởng Hoàng Thị Nguyệt (Trường Tiểu học Tân Phú-Tân Sơn, Phú Thọ)

Tọa đàm “Sửa quyết định hành chính gây tranh cãi ở Hà Nội“

thứ năm, 10/12/2020 22:10 GMT+07

(PLM) - UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 5269, điều chỉnh quyết định hành chính số 3128 ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây cũ, về việc thu hồi và giao cho Công ty cổ phần Cienco 5 Land hơn 182 ha đất để thực hiện dự án Khu đô thị Mỹ Hưng. Quyết định 5269 của UBND TP Hà Nội đã điều chỉnh nội dung quan trọng nhất của quyết định 3128 là chủ thể được giao đất.

Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật

thứ ba, 8/12/2020 18:32 GMT+07

(PLM) - Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật gắn với thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử theo tinh thần Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030”.  Ngày 8/12/2020, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật”.