1. Trang chủ /
  2. Tây Hồ - Hà Nội: Tràn lan nhà xây trên đất nông nghiệp tại phường Quảng An

Tây Hồ - Hà Nội: Tràn lan nhà xây trên đất nông nghiệp tại phường Quảng An

thứ bảy, 4/6/2022 20:18 GMT+07
(PLM) - Theo ghi nhận của phóng viên tại địa bàn phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội hàng loạt công trình nhà ở có dấu hiệu xây dựng trên đất nông nghiệp được "mở đường" để sai phạm này ngày càng tràn lan...

Nói về vấn nạn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thì tại phường Quảng An (quận Tây Hồ) là một điểm nóng. Hàng loạt khu dân cư mọc lên như nấm sau mưa trên đất nông nghiệp phá vỡ quy hoạch đô thị, thu hẹp quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất công ích đe dọa an ninh lương thực, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, khiến nhiều người bức xúc. Không những vậy, đất nông nghiệp tại phường Quảng An cũng là miếng bánh ngọt cho quá trình “làm luật” để có thể xây được nhà ở.

Nổi cộm nhất dọc tuyến đường nước Phần Lan, hàng loạt nhà xây trên đất nông nghiệp được hoàn thiện. Cạnh ngách 15 Đường nước Phần Lan quây tôn cao kín mít và phía bên trong là căn nhà đang hoàn thiện đến tầng thứ 2.

Căn nhà quây tôn kín mít, rất khó khăn để tiếp cận với khoảng cách gần với căn nhà đang hoàn thiện tầng 2 cạnh ngõ 15 đường nước Phần Lan.

Cùng thực trạng trên, tại số 87 ngõ 238 Âu Cơ, bên ngoài quay tôn kín mít cao 2 tầng và bên trong vẫn đang tiến hành xây dựng. Dù được quây tôn kín mít, tuy nhiên việc này vẫn dễ dàng nhận biết khi hoạt động chuyên chở vật liệu phục vụ xây dựng và tiếng ồn trong quá trình thi công diễn ra...


Hàng loạt nhà có dấu hiệu xây dựng trên đất nông nghiệp tại phường Quảng An:

Số 76 ngõ 238 đường Âu Cơ, bên trong hiện đang thi công xây dựng

Ngách 72 ngõ 238 Âu Cơ việc xây dựng diễn ra nhanh chóng và khép kín

Ngách 94, ngõ 238 đường Âu Cơ sau khi lấy vật liệu xây dựng vào trong nhà lập tức kéo cửa cuốn.

Công trình số 1 ngách 94 ngõ 238 Âu Cơ hiện đang hoàn thiện tầng 2

Với tinh thần thượng tôn pháp luật, rất mong UBND quận Tây Hồ, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, quyết liệt xử lý triệt để các sai phạm tồn tại, chấm dứt các sai phạm phát sinh. Bên cạnh đó, UBND quận Tây Hồ cũng cần làm rõ trách nhiệm đơn vị quản lý để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng, phá vỡ quy hoạch đô thị, làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.

Để làm rõ vấn đều nêu trên, phóng viên đã có buổi trao đổi với Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật Kết Nối, đoàn luật sư TP Hà Nội.

Theo luật sư Hùng, tại Điều 208 Luật Đất đai 2013 quy định về Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Đối với các hành vi vi phạm về đất đai mà mức xử phạt trên 10.000.000 đồng thì Chủ tịch UBND cấp xã, phường có thể kiến nghị với Chủ tịch UBND cấp huyện, quận để xử lý.

Điều 207 Luật Đất đai 2013 quy định về Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai như sau:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;

b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai

Điều này được hướng dẫn bởi Chương 9 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Cụ thể: Điều 96. Đối tượng bị xử lý vi phạm

1. Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

2. Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.

3. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Luật Đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý.

Theo đó, những hành vi vi phạm được quy định tại Điều 97 của Nghị định này bao gồm:

- Điểm b, khoản 3: Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các hành vi sau: Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Điểm a,b, Khoản 6: Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý bao gồm các hành vi sau: Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích; Sử dụng đất sai mục đích;