Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính liên quan đến hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê và cá ngừ, sau khi có phản ánh từ báo chí và dư luận.
Trước đó, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã gửi báo cáo tổng hợp về thông tin báo chí và dư luận xã hội xoay quanh công tác điều hành, trong đó đáng chú ý là nội dung về thúc đẩy chế biến sâu cà phê Việt Nam và tình trạng xuất khẩu cá ngừ sang Đức gặp khó do thiếu nguyên liệu đầu vào.
Theo phản ánh, nửa đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt kim ngạch cao kỷ lục, với sự tăng trưởng mạnh từ dòng cà phê Arabica và các sản phẩm cà phê chế biến, cho thấy xu hướng đầu tư vào công nghệ và nâng cao giá trị gia tăng. Dự kiến cả năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê có thể đạt mốc 7 tỷ USD, góp phần khẳng định vị thế của ngành cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, ngành cà phê cũng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như thuế nhập khẩu 20% từ Mỹ và các quy định nghiêm ngặt mới từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là Quy định chống phá rừng (EUDR). Điều này đòi hỏi ngành cần chuyển mình mạnh mẽ hơn, tập trung phát triển vùng nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường chế biến sâu, chuẩn hóa truy xuất nguồn gốc và đảm bảo các chứng nhận bền vững.
Các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp nên tập trung vào các dòng sản phẩm đặc thù như cà phê đặc sản, cà phê có chứng nhận và thân thiện với môi trường để khai thác hiệu quả thị trường châu Âu. Đồng thời, cần xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia dài hạn, đẩy mạnh bảo hộ chỉ dẫn địa lý như "Cà phê Buôn Ma Thuột", và làm mới các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng kể câu chuyện về văn hóa cà phê phin, vùng trồng và sản xuất bền vững. Đây là những yếu tố nền tảng giúp cà phê Việt chinh phục thị trường quốc tế một cách có trách nhiệm và lâu dài.
Trong khi đó, tình hình xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Đức lại có chiều hướng sụt giảm. Thống kê 5 tháng đầu năm cho thấy kim ngạch chỉ đạt gần 11 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng chủ lực là cá ngừ chế biến đóng hộp và thịt cá đông lạnh, tuy nhiên lại chịu ảnh hưởng lớn do nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định. Riêng nhóm sản phẩm cá ngừ chế biến mã HS16 giảm tới 48%.
Mặc dù một số doanh nghiệp có thể chuyển sang sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ EU, nhưng điều này khiến chi phí đầu vào tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng Đức đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu do tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn.
Để giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ khi thuế đối ứng đang tăng cao, nhiều doanh nghiệp đang mở rộng thị trường sang EU và các quốc gia châu Á. Tuy nhiên, để hiện thực hóa định hướng này, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, đặc biệt trong việc tháo gỡ điểm nghẽn liên quan đến cấp chứng từ khai thác, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu cá ngừ trong nước hiệu quả hơn.
Trước những vấn đề nêu trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ các phản ánh từ báo chí và dư luận do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổng hợp. Đồng thời, triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo tại Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025, chủ động đề xuất các giải pháp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong đó, tập trung khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào chế biến sâu, phát triển chuỗi liên kết theo mô hình bền vững, tăng cường truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng nhằm giữ vững uy tín, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản và thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
(PLM) - Vào lúc 21h ngày 22 tháng 7 năm 2025 lưu lượng nước đổ về thuỷ điện Bản vẽ đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10,500m3/s (tần xuất 0,02%, tức là 5000 năm xảy ra 1 lần). Lượng mưa lớn, kết hợp với Thuỷ điện xả lũ đã khiến các xã Tương Dương, Tam Thái, Lượng Minh, Mường Xén và nhiều xã vùng (Nghệ An)… bị ngập sâu.
(PLM) Chiều 23/7, tại Đà Nẵng, Đảng ủy Bộ Tư pháp phối hợp với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo để trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát và đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật ở tại khu vực miền Trung.
(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.
(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.