Xu hướng xuất bản trong kỷ nguyên số
Bước vào kỷ nguyên chuyển mình của đất nước, ngành xuất bản là lĩnh vực quan trọng, đã và đang thu hút được sự quan tâm của tất cả các bên, từ cơ quan quản lý đến các đơn vị sự nghiệp, công ty và giới học giả. Minh chứng là, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất năm 2025 vừa diễn ra trong tuần đã thu hút được đông đảo các bên liên quan, với 5.000 đầu sách được giới thiệu và bày bán với nhiều nhà xuất bản, công ty in ấn, phát hành sách uy tín.
Đáng chú ý, Tọa đàm “Xu hướng xuất bản trong kỷ nguyên mới” trong khuôn khổ sự kiện này đã thảo luận nhiều vấn đề nổi bật về thực trạng và giải pháp đối với các nhà xuất bản trong giai đoạn hiện ngay để định vị lại, lựa chọn hướng đi phù hợp, lựa để tồn tại và phát triển bền vững. Các thách thức mới ngành xuất bản đang đối mặt bao gồm đổi mới xuất bản sách truyền thống, cập nhật các xu hướng mới như sách nói, sách điện tử và sách tự xuất bản; thói quen đọc sách thay đổi do các nền tảng số như Kindle, Wattpad, Google Books, Spotify, Audiobooks đang tái định hình văn hóa đọc; làm thế nào để sách tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt tri thức trong thời đại số…
Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, ông Đỗ Kim Cơ, Giám đốc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam, khẳng định sách nói riêng và ngành xuất bản nói chung dù đang đứng trước nhiều khó khăn, nhiều lựa chọn, nhiều cơ hội trước ngưỡng cửa bước vào kỷ nguyên mới, nhưng sách vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn đồng hành cùng độc giả. Bởi vì sách giữ vai trò to lớn trong việc tích lũy, truyền bá tri thức và các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách và trí tuệ con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tìm giải pháp tăng tốc
Nghị quyết số 57-NQ/TW xác định phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ then chốt, đặt mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao năng suất lao động, đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, ngành xuất bản cần tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, để đổi mới mạnh mẽ toàn bộ chuỗi giá trị xuất bản, từ sản xuất, phát hành đến tiếp nhận và trải nghiệm của bạn đọc.
Nhà xuất bản Thông tin & Truyền thông đánh giá, Việt Nam với dân số hơn 100 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, dân số trẻ và năng động, có khả năng tiếp cận công nghệ số nhanh, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế số nói chung và ngành xuất bản số nói riêng. Chuyển đổi số là yếu tố đột phá giúp ngành xuất bản Việt Nam vượt qua những thách thức truyền thống như hạn chế về thị trường, chi phí in ấn, phát hành, tạo ra cơ hội mới mở rộng phạm vi tiếp cận bạn đọc, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Nhà xuất bản đang vận hành ba nền tảng số: nền tảng phát hành sách in Book365.vn; nền tảng xuất bản số Ebook365.vn; và nền tảng sách, báo điện tử thiết yếu quốc gia Sachdientu.vn. Các nền tảng này đã chứng minh tính hiệu quả trong việc hỗ trợ chuyển đổi số, mở rộng thị trường, nâng cao trải nghiệm người đọc và bảo đảm bảo quyền lợi các bên liên quan. Đồng thời, Nhà xuất bản đã chủ động hợp tác với các chuyên gia công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước để ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, bảo mật nâng cao vào hệ thống nền tảng.
Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng các nhà xuất bản số, một số giải pháp trọng tâm cần được triển khai đồng bộ. Trước hết là đầu tư vào hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực thông qua xây dựng trung tâm dữ liệu, nâng cấp bảo mật và tổ chức đào tạo về chuyển đổi số, AI và an ninh mạng. Song song đó, cần xây dựng hệ sinh thái mở, tạo điều kiện kết nối linh hoạt giữa các nhà xuất bản địa phương, các start-up công nghệ giáo dục, thư viện và cơ sở đào tạo; đồng thời khuyến khích phát triển các sản phẩm nội dung số đa dạng như sách nói, podcast, sách AR/VR.
Về công nghệ, các nhà xuất bản cần ưu tiên ứng dụng các công nghệ lõi như AI để tự động kiểm tra lỗi chính tả, gợi ý tiêu đề phù hợp, xây dựng hệ thống chatbot hỗ trợ khách hàng 24/7, cũng như cá nhân hóa đề xuất nội dung dựa trên hành vi và lịch sử tương tác của người dùng. Việc tăng cường hợp tác quốc tế sẽ mở rộng không gian phát triển cho xuất bản số Việt Nam, nhằm liên kết với các sàn sách điện tử lớn trong khu vực, góp phần đưa sách tiếng Việt ra thị trường quốc tế.
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đang lưu hành tại Hà Nội và TP.HCM.
(PLM) - Năm 2025, đánh dấu 40 năm ngày Báo Pháp luật Việt Nam phát hành số báo đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và cũng là năm thứ 18 liên tiếp hành trình tri ân tháng Bảy được tiếp nối “Chuyến đi bồi đắp tâm hồn”.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.