Truyền thông chính sách về an ninh, trật tự trong tình hình mới
Những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền từ trước, trong và sau khi ban hành chính sách, pháp luật về an ninh trật tự, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và đối ngoại của đất nước. Nổi bật:
Một là, đã chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, thực hiện các chính sách, pháp luật về an ninh trật tự.
Hai là, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác truyền thông, nhất là Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 12/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông. Chú trọng tuyên truyền đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xử lý thông tin xấu, độc.
Bộ Công an đã thành lập Cục Truyền thông Công an nhân dân, xây dựng và triển khai “Đề án quy hoạch báo chí trong Công an nhân dân” theo định hướng “Sắp xếp báo in theo đúng quy hoạch của Chính phủ.
Ba là, tổ chức truyền thông, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh trật tự ngay từ khâu dự thảo xây dựng luật, đến ban hành và tổ chức thực hiện luật; chú trọng khảo sát, đánh giá cơ sở khoa học và thực tiễn, xác định mục tiêu, nguồn lực, tác động, lợi ích xã hội đối với chủ trương chính sách mới. Các chính sách về an ninh trật tự có tác động lớn tới xã hội đều được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, tạo được sự đồng tình ủng hộ của tổ chức, cá nhân và đại biểu Quốc hội, góp phần đưa chính sách, pháp luật vào thực tiễn công tác bảo đảm an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Nhiều dự án luật đã được truyền thông hiệu quả như: Luật An ninh quốc gia, Luật Cảnh vệ, Luật Phòng chống khủng bố, Luật An ninh mạng, Luật bảo vệ bí mật nhà nước, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Cảnh sát cơ động; dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; dự thảo Luật Bảo đảm trật tự giao thông...
Bốn là, tập trung xây dựng nguồn lực truyền thông chính sách trong Công an nhân dân theo xu hướng truyền thông hiện đại, đa phương tiện, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, tăng cường tương tác với người dân.
Bộ Công an đã thành lập Cục Truyền thông Công an nhân dân, xây dựng và triển khai “Đề án quy hoạch báo chí trong Công an nhân dân” theo định hướng “Sắp xếp báo in theo đúng quy hoạch của Chính phủ; nâng cao chất lượng báo hình; đầu tư phát triển báo điện tử Công an nhân dân”, xây dựng Truyền hình Công an nhân dân là một trong bảy kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, Báo Công an nhân dân là một trong sáu cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật về bảo đảm an ninh trật tự. Thiết lập và duy trì các kênh thông tin phát ngôn chính thống trong Công an nhân dân, xây dựng gần 100 cổng/trang thông tin điện tử; hơn 4.500 fanpage, tài khoản mạng xã hội... Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Năm là, thường xuyên duy trì, phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng, cộng tác chặt chẽ giữa Bộ Công an với các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí, cơ quan báo chí trong công tác truyền thông chính sách, qua đó đã tạo được sức mạnh về nguồn lực, sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong tuyên truyền chính sách pháp luật về an ninh trật tự.
Nhiều dự án luật đã được truyền thông hiệu quả như: Luật An ninh quốc gia, Luật Cảnh vệ, Luật Phòng chống khủng bố, Luật An ninh mạng, Luật bảo vệ bí mật nhà nước, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Cảnh sát cơ động; dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; dự thảo Luật Bảo đảm trật tự giao thông...
Thời gian tới công tác bảo đảm an ninh, trật tự và truyền thông chính sách về an ninh, trật tự có nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức mới. Nguy cơ sử dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để “xâm lấn”, “can thiệp”, “lấn át” thông tin chính thống; tình trạng tin giả, tin xấu độc, làm lũng đoạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, khó khăn trong định hướng dư luận, hạn chế khả năng gạn lọc thông tin chính thống trong truyền thông chính sách ngày càng gia tăng. Thách thức về bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin ngày càng lớn hơn.
Bộ Công an tiếp tục xác định truyền thông chính sách là một bộ phận quan trọng trong công tác hoàn thiện thể chế - một trong ba đột phá chiến lược đã được đề ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng; có tác động, ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện tới các mặt công tác công an và đời sống xã hội; tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức hơn nữa về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác truyền thông nói chung và truyền thông chính sách nói riêng đối với cấp ủy, lãnh đạo chỉ huy các cấp, cán bộ chiến sĩ, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên báo chí trong Công an nhân dân.
Hai là, đổi mới, phát triển công tác truyền thông chính sách đi trước một bước, nhanh nhạy, sắc bén, chính xác, nhân văn, tin cậy, kịp thời, hấp dẫn để phản biện và giám sát xã hội, tạo nhận thức, đồng thuận trong xã hội. Tổ chức truyền thông đồng bộ trên tất cả các các khâu hoạch định, dự thảo chính sách, hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chính sách; hướng tới mục tiêu giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Thiết lập và duy trì các kênh thông tin phát ngôn chính thống trong Công an nhân dân, xây dựng gần 100 cổng/trang thông tin điện tử; hơn 4.500 fanpage, tài khoản mạng xã hội...
Ba là, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống truyền thông trong Công an nhân dân theo hướng hiện đại, đa phương tiện, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo; chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả các kênh thông tin, phát ngôn chính thống... để tuyên truyền kịp thời, nhanh chóng, chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về an ninh trật tự và tăng cường tương tác với nhân dân.
Bốn là, tập trung xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng về năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí, truyền thông trong Công an nhân dân có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực, không ngừng nâng cao kỹ năng, tính chuyên nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, vượt qua mọi sự cám dỗ, có đủ dũng khí, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, theo phương châm: “dấn thân, cống hiến, miệt mài, sáng tạo, chủ động, tích cực, nỗ lực từng ngày”, thực sự là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
Năm là, chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí trong việc chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin, tổ chức truyền thông. Kịp thời phát hiện, đề xuất chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm, vi phạm pháp luật trên lĩnh vực bảo đảm an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh mạng. Tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xử lý thông tin xấu, độc trên mạng xã hội; bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước.