1. Trang chủ /
  2. Vì sao không nên “gói gọn” bạo lực gia đình trong nội bộ gia đình?

Vì sao không nên “gói gọn” bạo lực gia đình trong nội bộ gia đình?

chủ nhật, 18/9/2022 06:10 GMT+07
Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” (khoản 2 Điều 2). Khi tiến hành sửa đổi luật, có nhiều ý kiến cho rằng, quy định này là thừa và nên bỏ vì đã là phòng, chống bạo lực gia đình thì chỉ nên “gói gọn” trong phạm vi gia đình được pháp luật thừa nhận.
Dù đã ly hôn nhiều người vẫn bị BLGĐ theo đuổi ám ảnh. Dù đã ly hôn nhiều người vẫn bị BLGĐ theo đuổi ám ảnh.

Ly hôn chưa phải là đã hết

Chị N.T.K.P (SN 1979, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị chồng cũ là V.M.H (SN 1966) bạo hành và cướp con sau ly hôn. Kết hôn năm 2011 tới năm 2012 sau khisinh con trai được 1 tháng, hai vợ chồng chị P ly hôn vì mâu thuẫn. Tòa xử cho chị P nuôi con, còn anh H phải cấp dưỡng nuôi con vớisố tiền 1.500.000đ/tháng. Tuy nhiên, sau ly hôn chị P vẫn không thể mang con chuyển đến nơi khác sống do anh H không đồng ý. Sợ tính vũ phu của chồng cũ nên chị P phải chấp nhận sống chung nhà với anh ta. Tháng 5/2015, anh H bắt vợ cũ phải chuyển công tác sang quận khác. Do không đồng ý làm theo yêu cầu của chồng cũ, chị P đã bị anh ta đánh đập khiến toàn thân bầm tím, chảy máu tai, đầu bị tổn thương. Sự việc đã được Công an quậnThanh Xuân xử lý. Vì muốn được sống yên ổn nên chị P đã làm đơn bãi nại cho chồng cũ, để rồisau đó anh ta mang con đi mất khiến cuộc sống của chị rơi vào bấn loạn.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp phụ nữ sau ly hôn vẫn phải sống trong nỗi sợ hãi bị chồng cũ bạo hành. Thống kê của TAND Tối cao cho thấy trung bình một năm cả nước có khoảng 8.000 vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình. Điều đáng nói là tình trạng bạo lực không chấm dứt sau khi ly hôn mà vẫn tiếp tục tái diễn đối với một bộ phận phụ nữ, gây nên những nỗi đau nhức nhối dai dẳng.

Tại một cuộc trao đổi về vấn đề phụ nữ bị bạo lực sau ly hôn diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5/2016, đại diện của Ngôi nhà Bình yên - Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam thừa nhận tình trạng phụ nữ bị chồng cũ tìm đến quấy rối, bạo lực sau ly hôn là phổ biến. Điển hình 50% số người tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên vẫn bị chồng cũ quấy rối bằng các hình thức bạo lực tinh thần, kinh tế, thể chất, tình dục.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2007 có quy định “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” (khoản 2 Điều 2). Khi tiến hành sửa đổi luật, có nhiều ý kiến cho rằng, quy định này là thừa và nên bỏ vì đã là PCBLGĐ thì chỉ nên “gói gọn” trong phạm vi gia đình được pháp luật thừa nhận.

Là chuyên gia lâu năm về lĩnh vực gia đình, Thạc sĩ Hoa Hữu Vân, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VH,TT&DL phát biểu tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật PCBLGĐ do Hội LHPN Việt Nam phối hợp cùng Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) tổ chức ngày 17/3/2022 cho rằng không nên loại bỏ quy định này vì các vụ việcBLGĐ từ trước đến nay xảy ra rất nhiều ở các mối quan hệ hậu ly hôn và ở những cặp vợ chồng chung sống không có đăng ký kết hôn. “Ngay từ khi soạn thảo Luật PCBLGĐ năm 2007 vấn đề này đã được cân nhắc rất nhiều và ban soạn thảo khi đó đã quyết định đưa vào để bảo vệ những nạn nhân của bạo lực trong các mối quan hệ thực tế đã và đang tồn tại trong xã hội như vậy”.

Cùng quan điểm, Luật sư Lê Thị Ngân Giang – Đoàn Luật sư TP Hà Nội nêu dẫn chứng về những vụ việc đau lòng gần đây như vụ bé gái 8 tuổi ở TP HCM bị người phụ nữ sống cùng bố đánh tử vong, vụ bé gái 3 tuổi bị người đàn ông sống chung với mẹ bắn đinh vào đầu, một số vụ chồng cũ giết chết, hành hung vợ cũ sau hôn nhân… để nhấn mạnh việc cần phải giữ lại quy định đó. “Cần phải hiểu rằng, Luật PCBLGĐ khác Luật Hôn nhân và Gia đình ở chỗ chỉ điều chỉnh những “gia đình có bệnh” và những nạn nhân của “chứng bệnh bạo lực” đó cần được bảo vệ khẩn cấp. Nếu chúng ta không có quy định bao trùm như vậy thì họ sẽ được bảo vệ theo quy trình nào” – Luật sư Ngân Giang đặt câu hỏi.

“BLGĐ cần được xem là tội ác và do đó cần được xử lý bởi một tòa hình sự. Trách nhiệm hình sự cần được áp dụng trong mọi trường hợp đối với người gây BLGĐ. Việc xét xử các vụ BLGĐ không nên dựa vào văn hóa, truyền thống mà phải đặt quyền và lợi ích của người bị bạo lực lên trên hết, đồng thời đảm bảo quá trình xét xử phải mang tính nhạy cảm về giới, tuổi và văn hóa” – Trích khuyến nghị “Tăng cường hài hòa với các chuẩn mực quốc tế trong dự thảo Luật PCBLGĐ sửa đổi” của UN Women.

Người đã ly hôn vẫn có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình

Ngày 8/9/2022, vấn đề này lại một lần nữa được các ĐBQH đề cập tới tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách. Dự án Luật PCBLGĐ (sửa đổi) quy định đối tượng chịu bạo lực gia đình bao gồm cả người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng; người từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi... Nhiều quan điểm cho rằng, sẽ không thống nhất với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình nếu quy định các hành vi bạo lực áp dụng đối với người đã ly hôn. Thực tế nếu người đã ly hôn có hành vi bạo lực thì đã vi phạm quy định của pháp luật hành chính hoặc pháp luật hình sự và phải tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, xử lý.

“Tôi đề nghị xem xét quy định các hành vi bạo lực gia đình sau ly hôn chỉ áp dụng trong trường hợp quan hệ giữa cha, mẹ và con, không áp dụng trong quan hệ giữa cha và mẹ, vì theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rất cụ thể, đó là “ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ, chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án”. Theo đó, mọi quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng cũng đã chấm dứt, chỉ có trách nhiệm cùng nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Chính vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc đối với quy định này” – theo ông Nguyễn Minh Tâm, ĐBQH tỉnh Quảng Bình.

 góc độ cơ quan thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai nhấn mạnh, quan hệ sau ly hôn rất phức tạp và đặc biệt. Trong thực tế có nhiều trường hợp nam, nữ không hoặc chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng, hoặc có trường hợp vợ chồng tuy đã ly hôn, mối quan hệ giữa họ không là quan hệ gia đình theo Luật Hôn nhân và Gia đình song là mối quan hệ rất đặc thù dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực. Có nhiều vụ việc BLGĐ liên quan đến thành viên gia đình của người đã ly hôn hoặc người chung sống với nhau như vợ chồng.

Vì thế, vấn đề đặtra là cần tiếp tục áp dụng các biện pháp đặc thù để bảo vệ nạn nhân bị BLGĐ. Xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình “lấy người BLGĐ là trung tâm” thì mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị BLGĐ; xử lý nghiêm người có hành vi BLGĐ.

“Nếu trường hợp đối tượng vẫn tiếp tục đe dọa người đã ly hôn rồi thì chúng ta có thể áp dụng biện pháp bảo vệ, đó là biện pháp cách ly, lệnh cấm tiếp xúc chẳng hạn. Đấy là những biện pháp rất đặc thù để chúng ta bảo vệ những nạn nhân. Thậm chí không phải chỉ mỗi biện pháp cấm tiếp xúc mà chúng ta còn một loạt các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ nữa. Nếu chúng ta bảo đây là quan hệ bình thường thì sau đó chúng ta có hành chính, chúng ta hình sự nhưng những biện pháp kia chúng ta không áp dụng được và những chế độ, chính sách của Nhà nước không áp dụng được đối với các nạn nhân” – theo ông Nguyễn Hoàng Mai - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Mai, luật pháp các nước cũng áp dụng hành vi BLGĐ cho những người sau ly hôn; và trước thực tiễn những hành vi bạo lực sau ly hôn vẫn xảy ra tại Việt Nam, thì việc học tập kinh nghiệm này của quốc tế là cần thiết.

Luật PCBLGĐ hiện hành được Quốc hội khóaXIIthông qua vào ngày 21/11/2007 và có hiệu lựctừ ngày 1/7/ 2008. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2019 do Tổng cục ống kê và Bộ LĐ-TB&XH thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia và UNFPA đã chỉra rằng có rất ít thay đổi về tình trạng bạo lực đối với phụ nữ sau 10 năm kể từ nghiên cứu đầu tiên vào năm 2010. Đặc biệt, 62,9% phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất một hình thức bạo lựctrong đời, bao gồm bạo lựcthể chất, kinh tế, tinh thần, tình dục và bị kiểm soát hành vi. êm vào đó, 90,4% người bị bạo lực không hề tìm kiếm bất kì sự giúp đỡ nào từ chính quyền và một nửa trong số họ chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực. Như vậy, BLGĐ vẫn đang tiềm ẩn trong xã hội và là một vấn đề đáng báo động. Trong bốicảnh như vậy, đã đến lúccần sửa đổi Luật PCBLGĐ năm 2007. Từ tháng 10/2021, khi dự thảo đầu tiên của Luật PCBLGĐ được công bố để lấy ý kiến phản hồi của công chúng, nhiều cuộc họp kĩ thuật và hội thảo tham vấn được Bộ VH,TT&DL tổ chức để thảo luận về những phương án, chia sẻ kinh nghiệmtừ các quốc gia khác và đưa ra phương án thay thế tốt nhấtchoViệt Nam. Luật PCBLGĐ (sửa đổi) dự kiến sẽ đượcthông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vào tháng 10 - 11/2022.