1. Trang chủ /
  2. Vụ gần 10 năm không thể thu hồi được 11,4ha đất rừng: Người dân mong chờ sự "ra tay" của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh!

Vụ gần 10 năm không thể thu hồi được 11,4ha đất rừng: Người dân mong chờ sự "ra tay" của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh!

thứ sáu, 4/3/2022 09:08 GMT+07
(PLM) - Hơn 10 năm người dân đội đơn kêu cứu các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên những nội dung mà người dân phản ánh vẫn chưa được giải quyết.

Từ các sai phạm không được giải quyết...

Ngày 10/01/2005, Công ty rau quả Hà Tĩnh ký hợp đồng kinh tế số 67/HĐKT với diện tích 11,4 ha tại khoảnh số 4, Tiểu khu 38F, thuộc xã Kỳ Hưng (nay là phường Hưng Trí) cho ông Nguyễn Văn Túy, thường trú tại xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (nay là phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh) theo góc độ quản lý nhà nước hợp đồng giữa công ty rau quả Hà Tĩnh và hộ Nguyễn Văn Túy không thông qua chủ kiến xã Kỳ Hưng là đơn vị quản lý đất đai trực tiếp.

Ngày 18/6/2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 1777/QĐ-UBND thu hồi 2.64,8 ha đất do Công ty Cổ phần Nông Lâm sản Hà Tĩnh đang quản lý, sử dụng và giao cho UBND các xã quản lý (trong đó có hộ dân Nguyễn Văn Túy được giao khoán tại xã Kỳ Hưng, nay là phường Hưng Trí).

Vậy có thể khẳng định Quyết định 1777/QĐ-UBND của UBND tỉnh là kim chỉ nam giữa việc tối ưu hóa quản lý tài nguyên rừng, thích nghi uyển chuyển kinh tế rừng cũng như định vị lại công tác quản lý địa giới tuyến xã, địa phương. Vậy cái khó nào không thể giải quyết để “lắt léo” tới năm 2022 vẫn là khiếu kiện?

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thắng bộc bạch: “Các hộ dân nhận khoản rừng đề cao tính hòa giải và nhân văn trong chuyển giao đất rừng, năm 2012 ông Nguyễn Văn Túy vẫn đang trồng và khai thác rừng tràm 3 năm tuổi, các hộ đồng ý nhường thêm 02 năm để tới thời gian khai thác rừng trưởng thành rồi mới tiến hành nhận trồng mới”.

Thế nhưng, không hiểu lý do nào, người dân nhận đất rừng trải qua “03 lần nhân văn” vẫn chưa thể tiến hành nhận đất rừng thực địa.

274637701_690677005297638_6014497650243925678_n
Nộp tiền được bàn giao thực địa, nhưng gần chục năm các hộ dân không được nhận đất sản xuất.

Hộ dân Nguyễn Văn Thắng, hộ dân Phan Công Sửu chia sẻ: “10 năm trồng cây trên giấy điều nhân văn cuối cùng chúng tôi chấp nhận là đồng hành cùng khó khăn của chính quyền là để cùng nhau bỏ ra chi trả số công trên đất cho ông Túy”.

Về phía hộ dân Nguyễn Văn Túy, trong kiến nghị tại Văn bản số 01-TL/UBND xã Kỳ Hưng năm 2015 nêu rõ trong quá trình khai thác cây lâm nghiệp gia đình đã chấp hành yêu cầu của UBND xã, sau khi khai thác xong không được trồng mới cây như đơn ông trình bày.

Khi phát hiện đốt thực bì UBND xã đã gửi giấy mời ông Túy làm việc, tuy nhiên ông đã không chấp hành. Trong quá trình xử lý đơn, ông Túy đã lợi dụng sơ hở của UBND xã tập trung thuê mướn lao động trồng lại cây keo tràm trên diện tích 08 ha.

UBND xã Kỳ Hưng cho rằng đây là hành vi, thái độ thiếu hợp tác, cố tình gây khó khăn. Việc không tiếp tục giao khoán, hay cho thuê diện tích 11,4 ha đối với ông Túy là có cơ sở vì quá trình thực hiện sản xuất, quản lý bảo vệ rừng ông Túy không thực hiện nghiiem túc luật bảo vệ phát triển rừng, đã vi phạm và tự ý chặt bán cây thông xen dắm, công an xã Kỳ Hưng phát hiện, bắt giữ, lập biên bản và xử lý hành chính về hành vi vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng.

Vậy lý do nào để hợp đồng giao khoán Công ty rau quả Hà Tĩnh (đã giải thể) vẫn còn hiệu lực? Lý do nào các sai phạm sử dụng, khai thác và bảo vệ rừng được bỏ qua để Quyết định số 1777/QĐ-UBND tỉnh không thể thực hiện triệt để?

Đến các quyết định trái chiều

Mười năm với việc giao khoán đất rừng và đơn thư kéo dài trở thành điểm nóng của dư luận, sự việc thẳng bị uốn cong bởi những quyết định trái chiều, khó hiểu?

Quyết định số 6314/QĐ-UBND, ngày 14/7/2014 gặp phải vướng mắc, mâu thuẫn giữa thu hồi và giao đất rừng chưa thực hiện được, sau đó UBND thị xã Kỳ Anh đã điểu chỉnh, bổ sung phương án giao đất, cho thuê tại Quyết định số 2101/QĐ-UBND năm 2017 lại…. gạt bỏ tên các hộ: Phan Công Sửa, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Tiến Thắng (Các hộ có tên nhận trên khu vực tranh chấp) thể hiện năng lực yếu kém trong công tác quản lý, chống chế, gạt bỏ trách nhiệm, tước bỏ quyền lợi chính đáng của người dân cần tư liệu sản xuất.

275205677_2775774632726365_4626677139097573574_n
Diện tích đất rừng mà ông Nguyễn Văn Tuý chưa chịu bàn giao theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Khiếu nại của ông Nguyễn Văn Vũ và các ông Phan Công Sửu, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Tiến Thắng đã được UBND thị xã Kỳ Anh giải quyết lần đầu tại Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 07/10/2018 của Chủ tịch UBND thị xã không nêu lý do cụ thể, căn cứ pháp lý về việc không công nhận nội dung khiếu kiện của các công dân có tên trên.

UBND thị xã Kỳ Anh không xử lý việc thu hồi đất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, không xem xét đến điều kiện, nhu cầu của các hộ dân có khiếu nại chưa có đất và đang thiếu đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để có hướng xử lý cho phù hợp, mà chỉ xem xét giải quyết cho ông Nguyễn Văn Túy (là người liên quan đến vụ việc) được thực hiện thủ tục thuê đất (nếu ông Túy có nhu cầu) làm cho công dân tiếp tục có khiếu kiện (Trích Quyết định số 2225, 2226, 2227, 2228/QĐ-UBND, ngày 2/7/2019 của UBND tỉnh và quyết định thu hồi, hủy bỏ việc giải quyết lần đầu của Quyết định 3218/QĐ-UBND của UBND thị xã Kỳ Anh).

Ngày 01/3/2021, Văn bản số 3447/STNMT-ĐĐ1 của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh đã ra các ý kiến chỉ đạo cụ thể, tỉ mỉ về việc đền bù, giá trị đền bù cũng như việc giao khoán đất cho các hộ dân.

Chỉ đạo nêu rõ từ thu hồi đến cưỡng chế bắt buộc đối với ông Nguyễn Văn Túy để dứt điểm, kết thúc vấn đề khiếu kiện kéo dài,… Thế nhưng, câu trả lời của UBND thị xã bằng văn bản 2510/UBND-TNMT (tháng 9/2021) của ông Phó Chủ tịch UBND thị xã lại khá làm lạ: “Về cưỡng chế đất của ông Nguyễn Văn Túy đã giao UBND phường Hưng Trí lại gặp khó khăn vì chưa có nguồn kinh phí để chi trả ?

11.
Người dân mong mỏi sự chỉ đạo quyết liệt, dứt điểm từ lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.

Các hộ ông Phan Công Sửu, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Văn Thắng và các gia đình cần tư liệu sản xuất, UBND phường Hưng Trí đã đề nghị nhận đất nông nghiệp, ngư nghiệp tại các vị trí khác nhưng các hộ dân không đồng ý! và cách xử lý “Chính quyền chấm dứt việc xem xét nhu cầu giao đất sản xuất nông nghiệp, đồng thời đề nghị UBND tỉnh từ chối tiếp nhận đơn có liên quan” câu trả lời của ông Nguyễn Thế Anh liệu có thỏa đáng và sát thực tế?

Và khuất tất nào để các quyết định chỉ đạo định hướng của UBND tỉnh Hà Tĩnh từ 1777 đến 3447 trong suốt một thập kỷ lại đi ngược tác dụng bằng các quyết định sai sót liên tiếp của UBND thị xã Kỳ Anh. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược đến bao giờ?

Từ một cá nhân (ông Nguyễn Văn Túy) vi phạm canh tác, trồng rừng đến hủy hoại tài nguyên rừng, viện dẫn bản hợp đồng …. “Vịt trời” với Công ty rau quả đã giải thể ung dung thách thức khả năng cầm lái của cả bộ máy chính quyền.

Phía người dân xin nhận giao khoán họ biết chính sách và khẩn thiết đi theo chính sách mưu cầu cuộc sống lại trở thành kẻ chống đối? Cần một chỉ đạo then chốt, đúng pháp luật của UBND thị xã Kỳ Anh để chấm dứt vấn đề, đôi vai lao động của người dân đừng để nặng thêm.

Người dân cũng mong mỏi vào sự chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề những đơn thư phản ánh, kiến nghị của người dân không bị dày thêm, tránh tình trạng đơn thư vượt cấp, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Thị xã Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ cập nhật thông tin về vụ việc này.


Nguồn: https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/vu-gan-10-nam-khong-the-thu-hoi-duoc-114ha-dat-rung-nguoi-dan-mong-cho-su-ra-tay-cua-lanh-dao-tinh-ha-tinh-d177535.html