Xét tuyển đại học năm 2022: Vì sao 1/3 thí sinh không đăng ký nguyện vọng?
Chỉ 65% thí sinh nhập nguyện vọng
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến 17h ngày 20/8, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 là 941,759 em.Tuy nhiên, chỉ có 616,522 thí sinh nhập nguyện vọng xét tuyển. Tổng số nguyện vọng là 3,098,730. Như vậy, có đến 325.716 em không đăng ký xét tuyển. Trung bình năm nay mỗi thí sinh đăng ký 5,03 nguyện vọng.
Dù các chuyên gia và Bộ GDĐT đã liên tục khuyến cáo, thísinh dù đã trúng tuyển theo các hình thức xét tuyển riêng của các trường, hay chỉ xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thì đều phải đăng ký nguyện vọng lên hệ thống của Bộ. Tuy nhiên,so vớisố thí sinh đăng ký xét tuyển, số thí sinh đã nhập nguyện vọng đạt trên 65%. Theo TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Đại học FPTcòn tới hơn 1/3 số thísinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển là tình trạng ảo trong tuyển sinh đại học. Tỷ lệ ảo này có thể hiểu là các thí sinh đăng ký tài khoản cá nhân để đăng ký xét tuyển, nhưng các em đã bỏ cuộc sớm bằng việc không đưa nguyện vọng lên hệ thống.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, để có đủ thông tin xét tuyển, thísinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường, đảm bảo không bị nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng, chọn ngành, tránh sai sót và ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển sau này.
Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết, trong đó nguyện vọng 1 là cao nhất, ưu tiên nhất của thí sinh. Trong quá trình đăng ký nguyện vọng trực tuyến, thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển. Nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật và không nhận thông tin đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.
Khi thí sinh chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển (trừ trường hợp đã nộp lệ phí xét tuyển sớm tại trường) thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Để đăng ký xét tuyển, thí sinh phải sử dụng tài khoản cá nhân thực hiện theo hình thức trực tuyến trên hệ thống. Bà Thủy nhấn mạnh, điểm mới trong tuyển sinh 2022 là không giới hạn số lần các em đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng. Điều này tạo cơ hội tốt nhất cho các em trúng tuyển. Việc đăng ký số lượng nguyện vọng và sắp xếp thứ tự các nguyện vọng trên hệ thống chung hoàn toàn do thí sinh quyết định.
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT sẽ lọc ảo, mỗi em chỉ được trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất, không xảy ra việc thí sinh trúng tuyển chính thức 2, 3 phương thức hay 2, 3 trường khác nhau. Quy trình xét tuyển đợt 1 sẽ được thực hiện từ ngày 1/9 đến 17h ngày 15/9. Các trường sẽ lần lượt công bố điểm chuẩn, đồng thời thông báo thísinh trúng tuyển đợt 1 trước 17h ngày 17/9. Sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1, thí sinh trúng tuyển sẽ xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống. Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 16/9 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17h ngày 30/9.
Lần đầu tiên thí sinh thanh toán lệ phí trực tuyến
Theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, để đảm bảo việc nộp lệ phí đăng ký xét tuyển vào đại học của thísinh diễn ra an toàn, thông suốt, tránh lượng lớn thí sinh cùng truy cập gây quá tải hệ thống, Bộ GDĐT phân chia lịch mở hệ thống thanh toán theo các tỉnh/thành (dựa trên phiếu đăng ký của thí sinh).
Đợt 1, từ ngày 24/8/2022 đến 17h ngày 29/8/2022: Thành phố Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phố Hải Phòng.
Đợt 2, từ ngày 25/8/2022 đến 17h ngày 30/8/2022: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, NinhBình,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.
Đợt 3, từ ngày 26/8/2022 đến 17h ngày 31/8/2022 dành cho các thí sinh thuộc các tỉnh/thành phố còn lại.
Đây là lần đầu tiên ngành Giáo dục tổ chức thanh toán lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. Để đảm bảo quyền lợi và không thí sinh nào không thực hiện được giao dịch thanh toán trực tuyến, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT quan tâm chỉ đạo các trường và có các biện pháp phù hợp để phổ biến kịp thời nội dung văn bản này tới từng thí sinh trên địa bàn và đảm bảo việc thanh toán trực tuyến của các em được thông suốt, an toàn.
Đồng thời, Bộ đề nghị các sở chỉ đạo các trường THPT chuẩn bị sẵn sàng và chủ động triển khai công tác hỗ trợ thí sinh trong các việc phổ biến, hướng dẫn thí sinh về cách thức nộp lệ phí xét tuyển trên hệ thống, nhắc nhở thí sinh chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tham gia thanh toán trực tuyến theo tài liệu Hướng dẫn thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển.
Bên cạnh đó, các sở chuẩn bị phương án sẵn sàng hỗ trợ thanh toán giúp thí sinh (trên giao diện phần mềm thanh toán của thísinh) trong trường hợp thí sinh không thể tự thực hiện, đặc biệt là các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
(Nguồn: Báo in Pháp luật Việt Nam số 234 ra ngày 22/8/2022)