1. Trang chủ /
  2. Học để "làm người" - Có chữa được bệnh thành tích Trong giáo dục?

Học để "làm người" - Có chữa được bệnh thành tích Trong giáo dục?

chủ nhật, 18/9/2022 08:00 GMT+07
Không phải ngẫu nhiên, tại lễ khai giảng năm học mới vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc nhở ngành Giáo dục về hệ lụy của bệnh thành tích, dẫn đến hành động áp đặt gây ảnh hưởng không tốt đến học sinh: “Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ”…
Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Chống bệnh thành tích không dễ

Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 mới đây của Bộ GD-ĐT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn chỉ ra điểm yếu của giáo dục và “có đau cũng phải nói, ta chưa thực sự trung thực”.

Đầu tháng 5/2021, khi làm việc với Bộ GD-ĐT, trong nhiều ý kiến chỉ đạo, định hướng cho giáo dục, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh mong muốn ngành giáo dục cần phải “Học thật, thi thật, nhân tài thật”.

ật, nhân tài thật”. Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, bệnh thành tích đã được “nhận” ra từ rất sớm. Năm 2006, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phát động phong trào 2 không: “Nói không với gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Ngay sau đó, năm 2007, lần đầu tiên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh (HS) cả nước tụt dốc không phanh xuống dưới 70%. Năm sau 2008 cũng tương tự.

“Nếu xã hội chấp nhận tỷ lệ này thì bệnh thành tích sẽ được chữa dần. Nhưng xã hội không chấp nhận chuyện có quá nhiều thí sinh trượt tốt nghiệp nên phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp thứ hai của năm để xét vớt vì phải nâng trở lại tỷ lệ tốt nghiệp”, TS Nguyễn Đức Nghĩa nhìn nhận. Nên ông cho rằng chống bệnh thành tích không dễ.

Năm 2020, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Thực trạng “bệnh thành tích” trong giáo dục hiện nay - Giải pháp ngăn chặn đi đến xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục”. GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đã đưa số liệu khảo sát, điều tra tại 8 trường trung học thuộc 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Trị) cho thấy có đến 97,74% người được hỏi khẳng định “có bệnh thành tích” trong giáo dục với 72,35% cho rằng mức độ này là nghiêm trọng.

Nhìn nhận một cách quyết liệt hơn, các chuyên gia cho rằng bệnh thành tích đến từ thói trọng hình thức, háo danh, có xu hướng trở thành tệ nạn xã hội và bệnh này trong giáo dục là một quốc nạn. Bản chất của nó chính là không coi trọng “việc thực học” mà chỉ chạy theo điểm số và thành tích ảo.

Phân tích về căn bệnh thành tích trong giáo dục, TS Tạ Quang Đàm - Th.S Đỗ Thị Minh Nguyệt, Chủ nhiệm khoa Tâm lý, Học viện Chính trị đã khẳng định: Bệnh thành tích trong giáo dục khiến người ta dễ ảo tưởng. Dần dần họ sẽ thoái hóa nhân cách, đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của bản thân. 

Đơn cử, muốn đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, các trường phải đạt rất nhiều tiêu chí cụ thể được quy định bởi Bộ GDĐT. Đáng chú ý ở chỗ, đa số các trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (nhất là các trường trong nội thành, khu vực đô thị) thường được đầu tư cơ sở vật chất tốt nên sẽ có khá nhiều HS xin vào học. Ðiều đó dẫn đến áp lực rất lớn với các trường và đã xảy ra tình trạng bằng mọi giá phấn đấu đạt trường chuẩn, rồi tình trạng “chạy trường”, “chạy lớp”.

Đặc biệt, quy định khống chế tỷ lệ lưu ban, cùng áp lực “giữ chuẩn” để không “rớt chuẩn” khiến nhà trường và giáo viên buộc phải tìm mọi cách để cố “giữ chuẩn”, từ đó tạo áp lực học tập, phấn đấu rất lớn lên HS. Dẫn tới tình trạng một số trường học ở nhiều nơi “HS ngồi nhầm lớp”.

Áp lực trường chuẩn còn đến từ nhiều hoạt động khác ngoài hoạt động giáo dục, cụ thể các trường chuẩn quốc gia buộc phải tham gia đầy đủ các phong trào mũi nhọn như thi Toán, tiếng Anh trên mạng, thi vở sạch chữ đẹp các cấp, thi sáng tạo trẻ... Sức ép thành tích, sức ép của mác trường chuẩn quốc gia không ai khác phải gánh chịu mà chính là giáo viên và HS cùng người nhà của họ. 

Do đó, trước mỗi kỳ thi, giáo viên sẽ đôn đốc HS ôn bài, nhiều em vì để đạt điểm cao nên học tủ, học gạo. Không khó hiểu khi điểm 9, điểm 10 khắp nơi và giấy khen như “nấm mọc sau mưa”. Và mỗi buổi tổng kết năm học hoặc khai giảng, nhà trường sẽ tự hào về những báo cáo thành tích.

Sẽ không có gì đáng nói, nếu những báo cáo thành tích ngành giáo dục đạt 100% là con số thật. Thế nhưng, đâu đó lại là con số “ảo” của những nỗ lực làm tròn cho đẹp vì áp lực thi đua, áp lực thành tích. Dần dà, chính thầy cô sẽ xem sự không thật trong kết quả của ngành là bình thường. 

Với những HS chưa giỏi nhưng “đôn” lên giỏi, còn yếu nhưng vẫn được lên lớp thì các em sẽ ảo tưởng năng lực của mình. Niềm vui của phụ huynh có con học khá giỏi cũng rất mong manh như những tấm giấy khen mà các con nhận về hằng năm. Đó là sự mong manh giữa thành tích và bệnh thành tích, khi trong một lớp học, số HS giỏi trở thành “đại trà”…

Cần xác định giáo dục phổ thông là học để làm người!

Những năm qua, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho HS cũng gây bức xúc dư luận bởi nhiều hiện tượng có dấu hiệu sao chép, làm hộ, không thực chất, không hiệu quả, tốn kém lãng phí. Tuy nhiên nhiều trường không thể không tham gia vì áp lực thành tích, chấm điểm thi đua. Do đó, nhiều trường phải chạy đôn chạy đáo để tìm kiếm đề tài, nhờ chuyên gia hỗ trợ để có dự án dự thi. Nhiều phụ huynh cũng đầu tư cho con tham gia các cuộc thi này, bởi khi có giải, HS sẽ có thêm tấm “phao cứu sinh” cộng điểm trong các kỳ thi chuyển cấp…

Giáo dục phổ thông là hình thành văn hóa làm người. Học để hạnh phúc, chứ không phải học vì điểm số.
Giáo dục phổ thông là hình thành văn hóa làm người. Học để hạnh phúc, chứ không phải học vì điểm số.

Cùng với đó, trước mỗi kỳ thi tuyển sinh, năm nào Hà Nội cũng ồn ào chuyện vận động HS có học lực không tốt không thi vào lớp 10. Giáo viên chủ nhiệm luôn biết năng lực của từng em nên thường hướng những em có học lực yếu đi học trường dân lập hoặc học nghề để không ảnh hưởng đến chỉ tiêu của trường và lớp. Thông thường, giáo viên chủ nhiệm sẽ gọi điện thoại trực tiếp cho phụ huynh tỉ tê về sức học của HS, rằng lực học quá kém, không thể đỗ vào trường THPT công lập có chất lượng trên địa bàn. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm nói có sẵn các bộ hồ sơ vào các trường trung cấp nghề hoặc trường THPT tư thục ở cùng địa bàn, chỉ tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ…Và đề nghị phụ huynh nộp hồ sơ vào các trường đó, thay vì đăng ký dự thi vào lớp 10. Cũng như để chắc chắn cho HS của mình có thể đỗ lớp 10, giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng cho HS đăng ký vào những trường dưới sức học của HS. Giáo viên không thể không áp lực khi kết quả tuyển sinh vào lớp 10 chỉ tiêu 100% là tiêu chí quan trọng để xếp hạng chất lượng giáo dục của nhà trường. Bởi thế, từ nhiều năm qua, kỳ tuyển sinh lớp 10 luôn căng thẳng không kém kỳ thi ĐH...

Ông Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Giáo dục IRED chia sẻ một câu chuyện không hiếm gặp trong cuộc sống: Một HS được giao vẽ bức tranh gia đình ngày Tết. Học sinh này cầu cứu cha mẹ. Cha mẹ bó tay, “may sao” trong xóm một sinh viên chuyên ngành thiết kế... Kết quả bức tranh được cô chấm 10 điểm. Điểm 10 này đã mang lại niềm vui cho rất nhiều người. Cậu HS vui vì đã có điểm tuyệt đối. Ba mẹ vui vì con mình học giỏi. Cô giáo vui vì thành tích chung của lớp. Nhưng sự sung sướng này có thể sẽ “giết chết” một con người. Những điểm 10 kiểu này đã “nhét” vào người đứa trẻ một thứ chúng không cần trong cuộc sống này: sự không trung thực.

Do đó, theo ông Giản Tư Trung, cần xây dựng mục tiêu và thước đo giáo dục cho cả 12 năm phổ thông, cho từng cấp học, lớp học, môn học, tiết học... Thước đo thành tích đúng sẽ có cơ sở để thay đổi sự dạy và sự học của cả hệ thống.

hĩ ta nên trả lời được 3 câu hỏi 2W+1H. Sẽ không thể lĩnh hội thêm bao nhiêu hay thấy bản thân trưởng thành hơn nếu chính mình không biết học để làm gì, học cái gì và học như thế nào.

Với môn mỹ thuật, nếu trên nguyên tắc 2W+1H và xác định thông qua môn học này, HS có thể nâng cao năng lực mỹ cảm (năng lực cảm thụ cái đẹp), có lẽ sẽ không còn những đề bài thi bắt buộc một đứa trẻ phải vẽ bức tranh ngày Tết hay câu chuyện dở khóc dở cười về điểm 10 như trên. Khi đó, đề bài giáo viên đưa ra có thể linh hoạt theo hướng nếu không vẽ được hay không thích vẽ thì các em có thể chia sẻ cảm nhận về một bức tranh nào đó. 

Ông cho rằng, các môn học khi kết hợp với nhau sẽ phục vụ cho một mục đích quan trọng hơn. “Theo tôi, 12 năm học phổ thông là học để hình thành năng lực văn hóa để làm người. Tất cả các môn học ở giáo dục phổ thông đều có giá trị xuyên suốt là giúp trẻ phát triển toàn diện về trí dục, đức dục, thể dục và mỹ dục để làm người. Chẳng hạn, khi thước đo một nền giáo dục tốt là số HS giỏi, các địa phương rồi các trường, các thầy cô và các HS sẽ chạy theo cho bằng được thước đo này và tạo ra rất nhiều “lò luyện gà chọi” để lấy thành tích. Hay khi xét tuyển đại học, nếu các trường chỉ đo kết quả điểm số trong học bạ, không thể tránh khỏi chuyện HS hay các trường phổ thông chạy đua “làm đẹp” học bạ.

Bởi thế, theo ông Giản Tư Trung, việc cân bằng và công bằng trong đánh giá năng lực con người chính là cách xây dựng lòng trung thực trong mỗi đứa trẻ. Để các em được sống thật với chính mình, “định vị” bản thân mình bằng chính sự nỗ lực, khát khao đẹp đẽ tiềm ẩn trong mỗi người…

TS Tạ Quang Đàm, Học viện Chính trị cho biết, những học sinh được nhận bằng tốt, điểm tốt, cho rằng là mình đã giỏi mà lơ là việc học. Nó sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của nhiều học sinh. Thực tế, phụ huynh nào cũng muốn con mình học giỏi, thầy cô - ai cũng mong trò mình xuất sắc và đạt được nhiều thành tích tốt. Và khi cả trường khá giỏi, vài em trung bình là nỗi buồn, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến thành tích của lớp và điểm thi đua của chính giáo viên chủ nhiệm.

Có thể bạn quan tâm