Học để "làm người" - Thầy cô chúng ta đã thay đổi?
Những khó khăn còn đó
Trong cuộc trao đổi với báo chí trước thềm năm học mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh rằng năm học 2022 - 2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10...
Mặt khác, đây cũng là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục mới vào bậc THPT từ lớp 10. Những thuật ngữ về tổ hợp, định hướng nghề, môn tự chọn... lần đầu được nhắc đến và áp dụng khiến cả giáo viên và học sinh các trường đều bỡ ngỡ và lúng túng khi triển khai.
Theo đó, từ năm học 2022 - 2023, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được áp dụng vào lớp 10 theo hướng chú trọng phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ sớm ngay trên ghế nhà trường.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, bước vào năm học mới, một trong những nhiệm vụ quan trọng ngành phải làm là tiếp tục củng cố kiến thức. Bù đắp, hỗ trợ những học sinh chịu nhiều thiệt thòi trong đại dịch. Đặc biệt là các cháu chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh, những cháu có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất vì dịch bệnh... Những hỗ trợ về tâm lý, bù đắp về kiến thức, củng cố các kỹ năng sẽ là công việc quan trọng mà ngành Giáo dục phải làm trong thời gian tới.
Qua hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều nơi học sinh phải học “chay” do địa phương khó khăn về chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chương trình GDPT mới phê duyệt được hơn 3 năm và triển khai sang năm học thứ 3, nhưng tình trạng thiếu giáo viên các môn học mới vẫn là khó khăn lớn nhất.Riêng giáo viên để dạy môn nghệ thuật (mỹ thuật, âm nhạc) thiếu 5.367 giáo viên.
Năm học 2022 - 2023, nhiều địa phương không triển khai được môn nghệ thuật ở lớp 10 dù học sinh lựa chọn môn học này. Lý do là không có giáo viên cơ hữu, cũng chưa đề xuất được giải pháp để huy động nguồn giáo viên khác cho môn học này.
Theo phân tích của Bộ GDĐT, tình trạng thiếu giáo viên do hai lý do chính: Không có biên chế; có biên chế nhưng không có nguồn tuyển. Năm học tới, ngành giáo dục được bổ sung trên 27.500 biên chế giáo viên các cấp học. Tuy nhiên, việc đào tạo giáo viên đủ điều kiện về trình độ theo yêu cầu mới không kịp để bổ sung cho nguồn tuyển. Một số địa phương khó khăn chưa có cơ chế thu hút giáo viên.
Thầy trò trung thực với chính mình
Cô Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: “Thông điệp nhà trường gửi gắm là học sinh được phát triển hài hoà và trưởng thành trong sự tôn trọng”. Cô Yến chia sẻ, việc yêu cầu học sinh phát triển hài hoà sẽ bao gồm: trí tuệ và cảm xúc; văn hoá và rèn luyện thể lực. Đây là những điều cần làm tốt trong tương lai thay vì chỉ học tập. Hay “trưởng thành trong sự tôn trọng” cũng cần được đặt ra bởi vì chỉ khi các em học sinh được lắng nghe, tôn trọng mới có sự tự tin.
Cô Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, ngay trong lễ khai giảng, hiệu trưởng cũng đã truyền thông điệp tới học sinh đó là vượt lên khó khăn, biết chia sẻ và thấu cảm. Từ trường học, cô mong học sinh nỗ lực, vươn xa hơn nữa với những khát vọng. Những khát vọng bắt đầu từ những âu lo của cha, những hi sinh của mẹ, những đồng hành vất vả của thầy cô. Một ngọn lửa rực rỡ bao giờ cũng nhen nhóm từ những tia sáng bé nhỏ đầu tiên, thành công dù vĩ đại đến mấy cũng đều xuất phát từ những khát vọng được nuôi dưỡng dưới mái trường.
ợc nuôi dưỡng dưới mái trường. Cô Tèo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn, Hà Đông (Hà Nội) cho biết, với việc kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học, nhà trường yêu cầu giáo viên thực hiện ngay ngắn, thực chất, cho các em cơ hội phát triển. Đối với bậc tiểu học, các nước cũng không đánh giá quá chặt mà nhẹ nhàng, để học sinh không cảm thấy căng thẳng. Điều quan trọng là chúng ta dạy cho các em trung thực qua những hành động nhỏ.
Cô Tô Thị Hải Yến cũng cho rằng, để dạy học sinh trung thực cần điều chỉnh từ chính giáo viên, học sinh. Đầu tiên, giáo viên, học sinh phải trung thực với chính mình. Nếu mình không trung thực với mình thì không thể trung thực với những giá trị lớn hơn.Cần phải coi trung thực là phẩm chất lớn mà học sinh cần phải học tập,rèn giũa để có được. Ngoài trung thực với chính mình ở mỗi giáo viên, học sinh, nhà quản lý giáo dục cũng phải nghĩ tới câu chuyện không nên đặt nặng thành tích trong giáo dục để rồi gây sức ép, căng thẳng cho những người thực hiện. “Có những đơn vị đầu năm đặt ra thành tích để tạo áp lực là không nên. Với tôi, là quản lý một trường học, tôi không yêu cầu năm sau thành tích của thầy trò phải cao hơn năm trước mà động viên các em nỗ lực hết khả năng”, cô Yến chia sẻ.
Mỗi học sinh, giáo viên làm tốt phần việc của mình, tự vượt qua được giới hạn bản thân đã là thành tích. Đánh giá học sinh cũng vậy, cần đánh giá về sự tiến bộ chứ không cần, không nên đánh giá về sự hoàn thiện. Con người khó ai hoàn thiện.Nếu tất cả chúng ta đều đánh giá, nhìn nhận như vậy thì tính trung thực sẽ tăng lên.
Và làm sao để thầy cô chuyên tâm “dạy người”?
Một trong những gánh nặng hiện nay theo nhiều giáo viên là những “núi” hồ sơ, sổ sách, giáo án. Để góp phần giải quyết “gánh nặng” này, theo TS Lê Trường Tùng (ĐH FPT), cứ “đơn giản” bằng chuyển đổi số: hạn chế dùng giấy, từ sổ sách tới thi cử,sách giáo khoa (SGK)… thì sẽ phải số hóa, là dữ liệu, quản lý và sử dụng. Song chuyển đổi số giáo dục không chỉ là câu chuyện số hóa dữ liệu mà quan trọng là tạo ra đột phá thay đổi tư duy, thay đổi cách dạy và cách học của giáo viên, học sinh.
Có thể thấy, học sinh ngày nay có nhiều kênh để học. Do đó, thay vì lo “cháy giáo án”, lo nhồi nhét kiến thức cho học trò…thì với nền tảng và kho dữ liệu bài giảng số hóa đồng bộ, giáo viên hoàn toàn có thể quản lý và hướng dẫn kĩ năng tự học cho học sinh.
Khi đó, việc “dạy chữ” đơn giản hơn, họ có thêm thời gian để “dạy người”, để đồng hành, sẻ chia, thông cảm, khích lệ cho học trò phát triển… Theo thầy Tùng, chuyển đổi số giúp giải phóng giáo viên khỏi những công việc bên lề để họ tập trung vào mục đích chính của giáo dục là dạy người biết suy nghĩ và từ đó là những con người sáng tạo.
Thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPTM.V.Lômônôxốp (Hà Nội) cho rằng: “Áp lực thành tích trong giáo dục khiến một số nhà giáo mất đi sự chính trực, đẩy áp lực thành tích lên đôi vai nhỏ bé của học trò, khiến trái tim chúng dần mất đi cảm giác hạnh phúc khi được học”.
Ở nhiều trường học, giáo viên được giao khoán vận động phụ huynh đăng kí mua SGK, đóng góp “tự nguyện”, tham gia hàng chục cuộc thi đóng phí,… Nhiều giáo viên nói họ cảm thấy “kiệt sức”, không phải họ không đủ năng lực, kĩ năng mà họ không còn thời gian, tâm trí đau đáu với mỗi học trò…
Mục tiêu của đổi mới chương trình, SGK GDPT là nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp “dạy chữ, dạy người” và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Có thể nói, vai trò của người thầy chưa bao giờ thay đổi, thầy cô không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”. Thực tế, những năm qua, nhà trường đã quá đề cao trong truyền thụ kiến thức hơn là trau dồi kỹ năng tự học, tự sáng tạo của học trò, lơ là việc “dạy người”.
Vì thế, để người thầy thực hiện tốt sứ mệnh của mình, ngoài sự tâm huyết, nỗ lực của chính các thầy cô thì những áp lực không cần thiết cần được gỡ bỏ. Ngoài các chính sách đồng bộ trong tuyển sinh, tuyển dụng và đào tạo, giáo viên phải có nhiều thời gian hơn cho chuyên môn, có thu nhập khiến họ yên tâm công tác, hết lòng tận tụy để mỗi học trò có thể thắp lên những ngọn lửa của hoài bão và ước mơ có thể chạm tới vào một ngày không xa…
Người thầy cần truyền cảm hứng từ những tiết học đầu tiên
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Sử Trường Chuyên Phan Bội Châu (Vinh, Nghệ An)chia sẻ: “Năm học 2022 - 2023 là năm học đặc biệt mà cái mớira đời nhưng cáicũ vẫn chưa mất đi, một năm họcsong hành 2 chương trình cũ và mới. Sáng nay, tôi khai phấn, khai bảng sau khai giảng với 3 tiết dạy đầu tiên. 1 tiết lớp 12 của chương trình, SGK cũ và 2 tiết của lớp 10 với chương trình, SGK mới. Dù lớp 10 hay 12, dù chương trình mới và cũ thì điều quan trọng nhất mà tôi đã làm rất tốt suốt 30 năm qua với các thế hệ học trò chỉ một tôn chỉ: Khơi đam mê, truyền cảm hứng, tạo động lực! Rất nhiều đồng nghiệp môn Sử của tôi trước khai giảng băn khoăn, lo lắng khi dạy chương trình mới với nhiều bộ SGK mới nên dạy như thế nào? Bộ nào hay hơn, dạy thích hơn? Tôi chỉ nói với các bạn ngắn gọn như thế này: ứ nhất, trước đây SGK là pháp lệnh và giáo viên phải dạy theo SGK. Bây giờ, từ chương trình lớp 10 THPT theo Chương trình GDPT 2018 thì Chương trình là pháp lệnh, SGK chỉ là tài liệu tham khảo. ứ hai, mỗi bộ SGK mà các trường học triển khai đều cơ bản giống nhau vì tuân thủ Chương trình GDPT 2018 khi viết. Giống nhau về đại cục, khác nhau về tiểu tiết. ứ ba,các thầy cô khi đã hiểu 2 điều trên thì việc soạn giáo án và dạy sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúng ta đều có thể tham khảo các bộ SGK khác để tìm cho mình một cách tiếp cận kiến thức và triển khai nó như thế nào theo cách của mình. Điều quan trọng nhất là xin các đồng nghiệp thật sự đừng nên hiểu máy móc, vận dụng một cách “rập khuôn”, cứng nhắc khi soạn giáo án và dạy. Luôn linh hoạt, uyển chuyển và sáng tạo khi SGK chỉ là tài liệu tham khảo. SGK lớp 10 với 7 chủ đề, 3 chuyên đề. Nếu biết cách dạy thì theo tôi ở 2 chủ đề đầu là dễ dạy hứng thú nhất và học sinh cũng dễ hiểu nhất. Xin các đồng nghiệp môn Sử của tôi cần ghi nhớ, khắc sâu và trải nghiệm điều này: Tiết học đầu tiên ở lớp đầu cấp vô cùng quan trọng. Ấn tượng hay phản cảm với học trò từ người thầy chính là những tiết học đầu tiên”.