Sáng 19/12, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra phiên khai mạc trọng thể với gần 700 đại biểu về dự. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Đại hội.
Đến dự Đại hội có các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân. Tham dự còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các Bí thư Trung ương Đảng: Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các nguyên Phó Chủ tịch nước: Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Doan.
Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, các nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, nguyên Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam các thời kỳ...
Phát biểu tại Lễ khai mạc Đại hội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởngkhẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, sinh viên, xác định đây là “lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc”; và đã đề ra nhiều chủ trương để giáo dục, đào tạo, phát huy vai trò to lớn của thanh niên, sinh viên trở thành lực lượng trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Tại phiên khai mạc, ông Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa X được hiệp thương bầu tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Thường trực T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khoá XI gồm 6 đồng chí, trong đó có 1 chủ tịch và 5 phó chủ tịch.
Chủ tịch nước ghi nhận, nhiệm kỳ qua, Hội Sinh viên Việt Nam đã có những bước trưởng thành vượt bậc, tổ chức nhiều phong trào, chương trình hoạt động sôi nổi, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, phát huy trí tuệ, lòng nhiệt huyết và tinh thần xung kích của sinh viên tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong sinh viên và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; chăm lo, hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức nhiều phong trào, chiến dịch tình nguyện của sinh viên tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Hội Sinh viên Việt Nam không chỉ tập hợp, đoàn kết sinh viên trong nước mà còn cả lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài. “Tôi rất vui mừng khi nhận thấy thế hệ sinh viên Việt Nam rất giỏi giang, tư duy sắc bén, tự tin; nhiều cán bộ Hội và sinh viên tiêu biểu đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi đang ngồi trên ghế nhà trường”, Chủ tịch nước bày tỏ.
Đồng thời, Chủ tịch nước cũng lưu ý, bên cạnh đó, còn không ít những biểu hiện đáng lo ngại trong một bộ phận sinh viên như: mục tiêu, động cơ học tập chưa rõ; chưa xác định được tâm thế của bản thân trong hành trình phát triển của đất nước… Vẫn còn tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội…
Công tác Hội và phong trào sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó lường, thời cơ và thách thức đan xen. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ mang đến những tiện ích to lớn, thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức chưa lường hết được đối với cuộc sống con người, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh của mỗi quốc gia.
Chủ tịch nước nhắn gửi, trước những vấn đề của thế giới, khu vực và của đất nước, sinh viên cần xác định tâm thế, trách nhiệm của mình đối với đất nước. Sinh viên sẽ cùng với cả dân tộc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên là học tập. Chỉ có học thật tốt, sinh viên mới trở thành người tài, nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và tạo lập sự nghiệp cho bản thân. Học phải đi đôi với hành trên tinh thần chủ động, tự học tập của mỗi sinh viên; gắn với tích cực nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong thực tiễn. Hội Sinh viên cần phải tạo môi trường học tập và nghiên cứu khoa học, cổ vũ, giúp đỡ, định hướng cho sinh viên có nhận thức, thái độ học tập đúng đắn, học thật, thi thật, học để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; học để lý giải và giải quyết được những vấn đề cuộc sống đang đặt ra.
Cùng với đó, Hội Sinh viên phải chú trọng giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách, năng lực sáng tạo, ý thức trách nhiệm xã hội cho sinh viên. Tập trung tuyên truyền, giáo dục, tổ chức cho thanh niên học tập và thực hành đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng lối sống, nếp sống mới, ứng xử văn minh, cao đẹp. Các cấp bộ hội phải coi trọng việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh cho sinh viên thích ứng với thời đại số khi mà tích cực, hữu ích đan xen với những nguy cơ và xấu độc.
Đồng thời, tổ chức, định hướng cho thanh niên đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; khai thác mặt tích cực của internet, mạng xã hội để đổi mới cách thức tập hợp, đoàn kết sinh viên; tăng cường thông tin tích cực, gương người tốt, việc tốt, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh với những hành vi chưa đẹp của sinh viên.
Để giúp sinh viên “Vững bản sắc - Giàu khát vọng - Kiến tạo tương lai - Dựng xây đất nước”, Hội Sinh viên Việt Nam phải thực sự trở thành người bạn thân thiết, gần gũi, chăm lo những nhu cầu thiết thân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của sinh viên, đoàn kết, tập hợp rộng rãi sinh viên tham gia tổ chức. Chú trọng xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, xác định đây là một bộ phận không thể tách rời của Hội Sinh viên Việt Nam, làm cầu nối giữa sinh viên ở trong và ngoài nước; tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và sinh viên Việt Nam với bạn bè thế giới.
“Tổ quốc nhìn thấy tương lai tươi sáng của mình trong sức sống căng tràn và trong những ước mơ, hoài bão cao đẹp của các bạn”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Hiện cả nước có khoảng hơn 2,1 triệu sinh viên.
Trong số gần 700 đại biểu dự Đại hội, có 86 cá nhân là người dân tộc thiểu số. Độ tuổi trung bình của đại biểu dự Đại hội là 22,51 tuổi. Đại biểu trẻ tuổi nhất là 17 tuổi 10 tháng.
Có 7 đại biểu trình độ tiến sĩ, 63 đại biểu trình độ thạc sĩ, 49 đại biểu trình độ đại học, 576 đại biểu là sinh viên. Có 1 đại biểu nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 4 đại biểu nhận Huân chương Lao động hạng Ba, 1 đại biểu nhận Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhì và 11 đại biểu nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.