Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi: Tăng cường trụ cột pháp lý cho niềm tin và ổn định tài chính
Tại Việt Nam, Luật BHTG được Quốc hội thông qua năm 2012 và có hiệu lực từ năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức BHTG thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền, góp phần hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế - tài chính và việc ban hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, Luật BHTG bộc lộ những hạn chế cần được xem xét sửa đổi, bổ sung. Đây là yêu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG, đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG
Một trong những thách thức lớn hiện nay là nâng cao năng lực tài chính của tổ chức BHTG để đáp ứng yêu cầu chi trả trong các tình huống rủi ro. Tính đến cuối tháng 6/2025, tổng tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt khoảng 135 nghìn tỷ đồng, trong đó quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt gần 128 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô quỹ này vẫn còn khiêm tốn so với tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm, tỷ lệ mới đạt khoảng 1,3%. Trong bối cảnh hệ thống tổ chức tín dụng ngày càng mở rộng và rủi ro tiềm ẩn gia tăng, quy mô này chưa đủ để đảm bảo vai trò thực chất của BHTGVN trong việc xử lý các tình huống khẩn cấp.
Do đó, việc sửa đổi Luật BHTG cần tạo cơ sở pháp lý để đa dạng hóa hoạt động đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ, mở rộng danh mục đầu tư bảo đảm nguyên tắc an toàn, thanh khoản và hiệu quả. Việc cho phép tổ chức BHTG đầu tư vào các kênh tài chính như trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi, hoặc gửi tiền tại ngân hàng thương mại Nhà nước không chỉ giúp tăng quy mô quỹ mà còn củng cố năng lực tài chính của tổ chức, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chi trả và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu điều chỉnh phương thức thu phí BHTG theo hướng phù hợp với mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG, thay vì thu theo tỷ lệ cố định như hiện nay. Đây là thông lệ quốc tế phổ biến, giúp tổ chức BHTG có cơ sở để khuyến khích các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, minh bạch và lành mạnh hơn.
Tăng cường vai trò của tổ chức BHTG trong xử lý tổ chức tín dụng yếu kém
Luật BHTG hiện hành đã quy định một số quyền hạn của tổ chức BHTG trong kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG, chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, các quy định này còn hạn chế về phạm vi và thời điểm can thiệp, chưa đáp ứng yêu cầu xử lý kịp thời rủi ro.
Trong những năm gần đây, BHTGVN đã tích cực tham gia xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém thông qua hoạt động giám sát, kiến nghị đặt tổ chức vào diện kiểm soát đặc biệt, cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt, đề xuất phương án xử lý. Tuy nhiên, do khung pháp lý chưa đầy đủ, việc tiếp cận thông tin, tham gia sâu vào quá trình tái cơ cấu còn gặp nhiều khó khăn.
Việc sửa đổi Luật BHTG cần làm rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức BHTG trong toàn bộ quá trình xử lý tổ chức tín dụng yếu kém – từ giai đoạn can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt cho đến tái cơ cấu và thanh lý. Đồng thời, cần quy định rõ thời điểm phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm, cơ chế tạm ứng để bảo đảm người gửi tiền sớm nhận được quyền lợi chính đáng trong những trường hợp có rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, cần bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của BHTGVN trong việc cử người đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và chức danh quản lý, điều hành khác của Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN;
Sửa đổi, bổ sung các quy định về việc BHTGVN tham gia vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém thống nhất với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024, đặc biệt là các quy định về cho vay đặc biệt để huy động được nguồn lực tham gia của BHTGVN trong quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém.
Xây dựng hành lang pháp lý hiện đại, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế
Trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chính phủ đã xác định rõ vai trò của BHTGVN trong việc bảo vệ người gửi tiền, hỗ trợ xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Đồng thời, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã mở rộng vai trò cho tổ chức BHTG trong cơ chế can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, cần sửa đổi, bổ sung Luật BHTG nhằm cụ thể hóa các quy định mới, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để tổ chức này thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Việc sửa đổi Luật BHTG lần này không chỉ mang ý nghĩa về mặt lập pháp, mà còn thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả chính sách BHTG, củng cố niềm tin công chúng đối với hệ thống ngân hàng, đảm bảo an sinh tài chính – xã hội. Đây cũng là bước đi phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro, tăng cường ổn định hệ thống tài chính và bảo vệ bền vững quyền lợi của người gửi tiền.
Luật BHTG cần được sửa đổi toàn diện để tạo lập hành lang pháp lý vững chắc, nâng cao năng lực và vai trò của tổ chức BHTG trong hệ thống tài chính – ngân hàng. Một khung pháp lý hiện đại, minh bạch và phù hợp với thực tiễn sẽ là nền tảng quan trọng giúp BHTGVN thực hiện hiệu quả sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền, đồng hành cùng ngành ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới.
Dự án Luật BHTG (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình lập pháp năm 2025 theo Nghị quyết số 77/2025/UBTVQH15, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10. Đây sẽ là bước ngoặt để khung pháp lý đuổi kịp thực tiễn và góp phần làm nên một hệ thống BHTG hiện đại, minh bạch, đủ quyền lực xử lý, đủ linh hoạt đầu tư, đủ khả năng bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, vì lợi ích chung của ngành ngân hàng và xã hội.
Chỉ khi cơ sở pháp lý đủ mạnh, quyền lợi người gửi tiền mới được bảo vệ tốt hơn; chỉ khi Luật song hành với sự đổi mới của thời cuộc, hệ thống ngân hàng mới thực sự lành mạnh, mạnh mẽ và đáng tin cậy trong mắt công chúng.
(PLM) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn bộ diện tịch hoa màu của xã Hải Thịnh (Ninh Bình) bị ngập trắng, hơn 300ha nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này cũng mưa lớn làm bị tràn bờ, gây thiệt hại lớn.
(PLM) - Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải khi tài xế Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1976, quê Hưng Yên) vừa gửi đơn thư đến cơ quan chức năng về hành vi bất thường liên quan đến ông Ngọc – người đứng ra điều hành việc giao nhận sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(PLM) Đêm 21, sáng 22/7, thành phố Hải Phòng triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
(PLM) - Sáng nay (22/7), khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) đã xuất hiện những khoảng trời hửng nắng, mang đến sự tạm ổn về thời tiết. Tuy nhiên, bão số 3 vẫn tiếp tục gây mưa lớn tại nhiều nơi, trong đó có Thanh Hóa, khiến tình hình thời tiết tại đây diễn biến phức tạp và cần sự cảnh giác cao độ từ người dân và các lực lượng chức năng.
Quân và dân trên Đặc khu Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã kiên cường vượt bão thành công, không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Sự chủ động phòng chống và tinh thần đoàn kết đã giúp các đảo giữ vững cuộc sống bình yên.
(PLM) - Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long xảy ra chiều 19/7, khiến hàng chục người thương vong. Cuộc họp báo do ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, với sự tham dự của đại diện nhiều sở, ngành và lực lượng chức năng.
(PLM) - Vào khoảng 14 giờ, ngày 19/7, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ lật tàu du lịch nghiêm trọng do ảnh hưởng của giông lốc mạnh kèm sấm sét. Chiếc tàu gặp nạn mang số hiệu QN-7105, thuộc Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Vịnh Xanh, do ông Đoàn Văn Trình làm chủ.
(PLM) - Sáng ngày 18/7, tại trụ sở Bộ Tư Pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên BTV Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Thanh Ngọc và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
(PLM) - Họ từng là những “thiên thần áo trắng” đêm ngày cống hiến thầm lặng vì người bệnh. Họ từng tin vào sự tử tế, tin vào lý tưởng y đức, tin vào con đường công lập để được cống hiến đến tận cùng. Nhưng rồi, họ âm thầm ra đi – rời đi trong ấm ức và tủi hờn với những quyết định thôi việc lạnh lùng, lý do ngắn gọn: “Khó khăn tài chính”.
(PLM) - Sau khi tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được triển khai thi công đi qua địa bàn, nhiều khu đất trống tại xã Dương Hòa, TP Hà Nội đã bị biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và phế liệu xây dựng. Bãi rác tự phát ngày một mở rộng, nằm ngay sát khu dân cư, gần trường học, không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.