1. Trang chủ /
  2. Văn hóa - Giải trí /
  3. Độc đáo nghi lễ rước 'ông Lợn" khổng lồ ở làng La Phù

Độc đáo nghi lễ rước 'ông Lợn" khổng lồ ở làng La Phù

thứ sáu, 23/2/2024 09:42 GMT+07
Lễ rước "ông Lợn" nặng hàng trăm cân ở làng La Phù (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) hàng năm vào 13 tháng Giêng Âm lịch đã trở thành văn hóa truyền thống của nơi dân nơi đây. Nghi lễ diễn ra trong không khí vui tươi với hàng trăm người tham gia cùng rước "ông Lợn" về đình tế thành hoàng làng.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 1
Hàng năm, cứ vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại tổ chức nghi lễ rước "ông Lợn" nặng hàng trăm cân mang tế thành hoàng làng để phù hộ cho cuộc sống ấm no đủ đầy trong năm mới.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 2
Theo PV ghi nhận, phần hội của lễ hội làng La Phù diễn ra từ tầm chiều tối 13 tháng Giêng, những “ông lợn” được đặt lên kiệu có chăng hoa kết đèn, bắt đầu đi từ các thôn ra đường lớn dẫn tới đình thờ thành hoàng làng. Trên suốt đoạn đường rước, các nam thanh nữ tú trong làng sẽ khua chiêng, múa trống để chào đón và mở đường cho “ông lợn”.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 3
Khoảng 21h30 ngày 13 tháng Giêng, những hương thân phụ lão trong đội khánh tiết sẽ bắt đầu phần lễ. Tuy nhiên, đến khoảng 0h, các “ông lợn” mới bắt đầu được tế.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 4
Việc tế lễ sẽ diễn ra cho tới 1-2h sáng hôm sau. Sau đó, các “ông lợn” sẽ được khiêng về chia cho cả làng. Người dân coi đó là việc hưởng lộc từ thành hoàng.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 5
Theo các bậc cao niên làng La Phù, hàng năm cứ vào tháng Hai thì mỗi thôn sẽ chọn 1-2 chú lợn cân đối để làm vật tế cho năm sau. Trong năm, những chú lợn này sẽ được cả thôn góp tiền chăm sóc.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 6
Người dân làng La Phù gọi những chú lợn này là “ông lợn” và được nuôi theo chế độ ăn đặc biệt bằng gạo và cháo, mùa Hè được quạt mát, mùa Đông được mắc màn để giữ ấm.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 7
Những "ông lợn" này được tắm rửa thường xuyên và chăm sóc kỹ lưỡng nên cân nặng có thể lên tới 200kg. Người dân các thôn sẽ trang trí giấy màu, kết hoa quanh người “ông lợn” sau đó mới đặt ông lên kiệu để chuẩn bị cho phần hội trong lễ hội làng La Phù.


doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 8
Đoàn rước ông Lợn đi qua các nhà nhà trong làng La Phù và tiến dần về trung tâm của làng.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 9
Thanh niên, nam nữ khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống cùng nhau tham gia lễ rước "ông Lợn" về trung tâm của làng.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 10
Nhiều người dân cầu khấn ngay khi đoàn rước "ông Lợn" đi qua.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 11
Nhiều hộ gia đình chọn cách bày mâm lễ khi đoàn rước "ông Lợn" đi qua với mong ước một năm mới phát tài phát lộc.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 12
Chia sẻ với báo chí, ông Tạ Văn Ngọc (người dân thôn Tiền Phong II) cho biết, ông rất tự hào vì là người chăm sóc “ông lợn” trong suốt một năm qua. Ông đã thức dậy từ 3h sáng ngày 13 tháng Giêng để chuẩn bị lợn cho lễ tế. Từng tấm giấy màu, hoa, đèn chăng lên đầu, đuôi và thân “ông lợn” đều được chuẩn bị nửa tháng qua.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 13
Người dân ghi lại hình ảnh này để lưu giữ làm kỷ niệm.
doc dao nghi le ruoc ong lon khong lo o lang la phu hinh 14
Do đó, lễ hội làng La Phù không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công ơn chống giặc ngoại xâm của cha ông mà thông qua nghi lễ rước lợn còn gửi gắm những mong ước về một năm mới sung túc, bình an và may mắn.