Được xây dựng hơn 30 năm trước, tòa nhà này từng khiến giới kiến trúc và người dân Hà Nội nổ ra tranh cãi vì ảnh hưởng của nó tới quần thể khu vực hồ Hoàn Kiếm. Tuy thế, trước khi bị phá bỏ vào cuối tháng 4 tới đây, ai nấy đều muốn lưu giữ lại khoảnh khắc khi khối kiến trúc ấy còn tồn tại.
Một chút tiếc nuối của người Hà Nội
Công trình “Hàm cá mập” là trung tâm thương mại được xây dựng trên nền một trạm điều hành xe điện cũ, có địa chỉ tại số 7 phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Năm 2004, Xí nghiệp Xe điện Hà Nội hợp nhất với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco). Đến nay, Transerco là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành tòa nhà. Đây là công trình do cố kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn thiết kế nhưng sau này được đơn vị thi công dự án sửa đổi lại.
Tên gọi “Hàm cá mập” xuất phát từ lối kiến trúc với phần mái nhô ra, hình dáng giống hàm con cá mập. Khởi công năm 1991 hoàn thành năm 1993, tòa nhà đã phải chịu sức ép công kích rất lớn từ giới chuyên môn cũng như người dân Hà Nội. Trải qua hàng chục năm, công trình này vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi về kiến trúc, quy hoạch cũng như khả năng tác động đến diện mạo khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Tòa nhà “Hàm cá mập” sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội. Tòa nhà cao 6 tầng, tầng 1 có diện tích khoảng 200m2 được một số thương hiệu giày dép, phụ kiện như Aldo, Swarovski thuê. Từ tầng 2 trở lên là các nhà hàng và quán cà phê với tầm nhìn bao trọn vẹn hồ Gươm và một số tuyến phố Hàng Gai, Hàng Ngang, Cầu Gỗ, Đinh Liệt...
Vị trí thuận lợi cùng tầm nhìn đẹp khiến nơi này là điểm đến thu hút nhiều người dân và du khách vào những dịp lễ, sự kiện lớn. Các đơn vị thuê mặt bằng ở đây hưởng lợi không nhỏ nhờ nguồn cung khách dồi dào, tấp nập. Theo tìm hiểu, vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, một số nhà hàng thậm chí chỉ cần rao bán suất ngồi xem pháo hoa giao thừa trên “Hàm cá mập” cũng đã kiếm bộn. Nhiều nhân chứng cho biết, một chỗ ngồi như thế có giá tối thiểu 500.000 đồng/người, mà chỉ cần chậm chân “xếp gạch” là hết suất.
Chị Phong Lan, ngụ ở phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Rất nhiều cái Tết, sau khi đi thăm viếng họ hàng, gia đình chúng tôi đều phải ra hồ Gươm chụp ảnh lưu niệm trước vòi phun nước và “Hàm cá mập”. Nhìn vào từng bức ảnh qua từng năm, đều thấy dấu ấn thời gian trên từng mặt người, từng cảnh vật. “Hàm cá mập” thì ngày càng đẹp đẽ, lung linh. Hôm nay, tôi chụp ảnh một mình trước tòa nhà này trước khi nó bị phá bỏ. Tình cảm không rõ ràng nhưng bảo không tiếc nuối là không đúng”.
![]() |
“Hàm cá mập” nhìn từ trên cao. (Ảnh: Hoàng Hà) |
Hà Nội ngày càng hiện đại, diện mạo Thủ đô đổi thay qua từng buổi, nhưng chắc chắn, có những góc phố, những hàng cây, những mái nhà luôn hằn sâu trong ký ức của một ai đó. “Hàm cá mập” cũng vậy, đã trở thành một góc quen thuộc của hồ Hoàn Kiếm. Không chỉ thế, kiến trúc ấy còn là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, gặp gỡ và thậm chí là cả chia tay.
Anh Quốc Anh, ngụ phố Mai Hắc Đế (quận Hai Bà Trưng) vẫn rưng rưng trong lời kể: “Hơn 20 năm trước tôi mới chỉ là cậu sinh viên nghèo. Dồn hết can đảm, dồn hết cả tiền nữa, để mời bạn gái lên “Hàm cá mập”, bởi uống ly cà phê ở đó thôi cũng rất đắt đỏ. Hôm ấy trời mưa lất phất, từ trên tầng cao của tòa nhà nhìn ra, cảnh đẹp đến nao lòng, tôi lấy hết can đảm tỏ tình với bạn gái. Lãng mạn vậy mà cô ấy lại từ chối tình cảm của tôi. Bao nhiêu năm qua, mỗi khi quá mệt mỏi vì bon chen cuộc sống, tôi đều lên “Hàm cá mập”, cố ngồi đúng vào cái góc cũ, để nhớ mình từng có thời tuổi trẻ non dại đến thế nào”...
Mong chờ một quần thể kiến trúc hợp lý hơn
Hơn một tháng nữa thôi, hình ảnh “Hàm cá mập” sẽ chỉ còn trong kí ức người dân. UBND Thành phố Hà Nội đã thống nhất tháo dỡ tòa nhà trước ngày 30/4/2025 để phục vụ dự án cải tạo, chỉnh trang khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Không gian này sẽ được quy hoạch thành quảng trường giao thông, giúp kết nối khu vực phố cổ, hồ Gươm và các tuyến phố như Đinh Liệt, Cầu Gỗ. Dự kiến, quảng trường mới sẽ có diện tích 12.000m2, trở thành không gian công cộng phục vụ người dân cũng như các sự kiện quan trọng của Thủ đô và cả nước.
![]() |
“Hàm cá mập” khi khởi công. (Ảnh: Hans-Peter Grumpe) |
Theo như các thông tin công khai, UBND Thành phố Hà Nội hiện đã giao cho UBND quận Hoàn Kiếm “tổ chức lập Quy hoạch tổng mặt bằng song song với việc lập thiết kế đô thị riêng để làm cơ sở triển khai dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết không gian Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục theo quy định (quá trình lập cần tổ chức tham vấn Hội đồng Kiến trúc Thành phố, xin ý kiến tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan”.
Như thế, “Hàm cá mập” đã làm xong nhiệm vụ “tồn tại là hợp lý” của nó. Việc chính quyền Thành phố Hà Nội quyết định phá bỏ tòa nhà để mở rộng không gian công cộng quanh hồ Hoàn Kiếm là một bước đi dũng cảm và cần thiết. Nhưng xây dựng thế nào, quy hoạch ra sao, cũng cần tính toán kỹ càng. Bởi công trình nào mọc lên ở vùng đất trung tâm của Thủ đô, đều phải được chọn lọc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; thỏa mãn nhu cầu cộng đồng cũng như giá trị kiến trúc. “Hàm cá mập” ghi dấu ấn trong lòng người dân phần lớn đến từ vị trí đắc địa chứ không phải giá trị nội tại của kiến trúc. Và dù táo bạo hay truyền thống, công trình tới đây cần đồng điệu với hồn cốt của vùng đất ngàn năm văn hiến.
Tòa nhà “Hàm cá mập” đã trở thành một phần của đời sống người Hà Nội. Khi không còn kiến trúc này nữa, có lẽ góc phố sẽ bớt nhộn nhịp hơn, sẽ không còn cảnh ùn tắc mỗi cuối tuần khi từ phố Hàng Bông đi sang phố Cầu Gỗ. Một số diễn đàn, mạng xã hội thậm chí còn tìm lại những bức ảnh xưa, thời “Hà Nội tàu điện leng keng” và chưa có “Hàm cá mập” để nhớ về một công trình đã tồn tại hàng chục năm qua.
“Hàm cá mập” sẽ trở thành một câu chuyện cũ, một tấm ảnh kỷ niệm, một cái tên gợi nhớ về một Hà Nội trong tưởng tượng của những thế hệ tương lai. Tuy nhiên, hơn cả sự tiếc nuối, ước vọng về một quần thể kiến trúc với nhiều không gian văn hóa, nghệ thuật văn minh hơn là điều đáng mong chờ. Tạm biệt nhé, “Hàm cá mập”!
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.