![]() |
Nằm tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng chừng 55 km về phía Tây Bắc, Đền Mẫu Đông Cuông hay còn được gọi là Đền Đông, Đền Đông Cuông, Đền Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đông Quang Linh từ là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nơi lưu giữ được những giá trị văn hoá truyền thống trong đời sống tâm linh của người Tày Khao.
Qua sử sách thư tịch được biết Đền có muộn nhất vào đời Lê, được phát triển từ một Miếu cổ (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần). Các thư tịch cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại Nam thống nhất chí đều có ghi chép về ngôi Đền Đông Cuông này. Đền và khu vực đền có liên quan đến Đền Ngọc Tháp và Đền Hùng (Phú Thọ).
![]() |
Cổng vào Đền Đông Cuông. |
Được xây dựng trên một thế đất rộng, tọa sát bên đôi bờ sông Hồng, Đền Đông Cuông có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, xung quanh là đồng ruộng và núi rừng bao bọc. Nơi đây cùng Đền Suối Tiên là 2 ngôi đền có diện tích lớn và nổi tiếng với sự linh thiêng lâu đời của tỉnh Yên Bái.
Đền Đông Cuông là cụm di tích với 4 điểm chính, bao gồm Đền chính và ba miếu thờ khác là miếu thờ Cô, thờ Cậu và thờ Đức Ông. Kiến trúc của đền mang đậm nét đặc trưng của thời kỳ Lý - Trần, với các kết cấu hình chữ đinh đặc trưng. Phần thiết kế mái đền có hình dáng cong tựa như hình lưỡng long chầu nhật, tạo nên một cảm giác uy nghi và linh thiêng. Các cột đền được làm từ vật liệu gỗ tứ thiết, được sơn son thếp vàng và trang trí với những hình rồng cuốn trang nghiêm. Mỗi chi tiết đều được chạm khắc rất tỉ mỉ và tinh xảo, thể hiện sự thành kính và tín ngưỡng của người dân địa phương đối với thờ Mẫu.
![]() |
Kiến trúc Đền Đông Cuông mang đậm nét đặc trưng của thời kỳ Lý - Trần. |
Đền bao gồm hai tòa chính là đại bái và hậu cung cấm ở phía sau. Tại tòa hậu cung hiện vẫn còn bảo tồn hai pho tượng đồng với kích thước lớn, bao gồm pho tượng mẫu và pho tượng quan Hoàng Báo. Trên không gian bên trong của tòa Tiền đường, có bốn ban thờ được sắp xếp, bao gồm Tòa ngũ vị Tiên Ông, Phủ Sơn trang, Ban Trần triều và Tòa công đồng chúa cùng với nhiều di vật mang giá trị lịch sử lớn.
Ngoài việc duy trì các tục lệ thờ Mẫu, ngôi đền này còn thờ các vị anh hùng của các dân tộc thiểu số như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng... Đồng thời, đền cũng tôn vinh các vị tướng nhà Trần đã có công trong ba cuộc kháng chiến hào hùng chống lại quân Nguyên Mông từ năm 1258 đến năm 1288.
![]() |
Bên trong Đền Đông Cuông, nơi thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ. |
Sau những thời kỳ chiến tranh ác liệt, ngôi đền đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Để tôn vinh di sản văn hóa và lịch sử, năm 1995, UBND tỉnh Yên Bái đã ra quyết định cấp phép cho người dân địa phương xây dựng lại đền Đông Cuông trên nền móng còn lại của ngôi đền cũ. Với cấu trúc khuôn viên đền bao gồm cả miếu thần linh và động sơn trang nên trải qua chiều dài lịch sử, nơi đây vẫn giữ nguyên những nét bản sắc đặc trưng của dân tộc và các tục lệ truyền thống của tín ngưỡng thờ Mẫu lâu đời.
Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, có vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống thờ đạo Mẫu, được coi là cội nguồn của Mẫu Thượng Ngàn.
![]() |
Lễ hội Đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và tháng Chín âm lịch hàng năm. |
Trong di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Mẫu Đông Cuông nói riêng có một nghi lễ hết sức đặc biệt, đó là nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng thực hành tiêu biểu nhất của đạo Mẫu.
![]() |
Buổi nghi lễ hầu đồng được thực hiện tại Đền Đông Cuông. |
Hằng năm từ tháng giêng đến tháng 3 Âm lịch cùng những dịp cuối năm, các tín đồ theo tín ngưỡng thờ Mẫu từ khắp nơi trên cả nước đổ về đây để thực hiện các nghi lễ Mẫu, tuân theo truyền thống "bắc ghế hầu Thánh".
Với những huyền tích và nghi lễ cổ xưa mang đậm bản sắc dân tộc, Đền Đông Cuông đã được Bộ văn hóa thể thao và du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào tháng 1/2009. Cùng với đó, tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn tại Đền Đông Cuông đã được UNESCO vinh danh và công nhận. Đến năm 2023, Lễ hội Đền Đông Cuông đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Tuấn Phong
(PLM) - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Chương trình Tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLM) - Vào khoảng 10 giờ 20 phút sáng 22/4, tại căn nhà số 16 Ngõ Trạm, phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra cháy.
(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?
(PLM) - Bước chân trên mây – Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025 đã chính thức khép lại. Hai lần liên tiếp Trạm Tấu là nơi diễn ra giải đã mang lại hiệu ứng vượt xa những kỳ vọng của Ban Tổ chức. Và thành công lớn nhất xuất phát chính từ những bài viết, hình ảnh của 100 Nhà báo tham dự giải đã quảng bá nét đẹp về một Trạm Tấu “Ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”, đưa nơi đây đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Khoảnh khắc chia tay với nhiều cảm xúc và tình cảm gửi lại Trạm Tấu cũng là chuẩn bị cho những hành trình chinh phục đỉnh cao mới của “Bước chân trên mây”, mang theo sứ mệnh của người làm báo để tiếp tục lan toả những thông điệp tích cực về những vùng đất “Bước chân trên mây” sẽ đi qua…
(PLM) - Khoảng 14h30 ngày 18-4, tại toà nhà Parkson, số 1 Thái Hà, bất ngờ xuất hiện một vụ hỏa hoạn. Khói và lửa bám theo góc toà nhà phía trên phố Tây Sơn khiến toàn bộ người dân đang làm việc trong toà nhà đồng loạt theo lối thoát hiểm chạy ra ngoài.
(PLM) - Mặc dù UBND tỉnh Yên Bái đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tập kết, khai thác cát, sỏi tại các xã Mậu Đông, An Thịnh và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên vẫn đang có dấu hiệu hoạt động trái phép gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ “chảy máu khoáng sản”, thất thoát nguồn thu cho ngân sách.
(PLM) - Chiều tối ngày 13/4, Báo Pháp luật Việt Nam cùng UBND huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt đã tổ chức lễ Tổng kết Giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II - Chinh phục đỉnh Tà Xùa năm 2025. Cũng tại buổi lễ tổng kết, ông Trần Ngọc Hà – Phó tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết tiếp nối thành công của mùa 2, báo sẽ tiếp tục tổ chức giải leo núi dành cho phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí trên cả nước ở mùa 3 với sự chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, an toàn và hấp dẫn hơn. Đây là cam kết của Báo PLVN và những người có trách nhiệm, có tình cảm gắn bó với địa phương.
(PLM) - Chỉ sau 2 giờ 15 phút, Vận động viên Trịnh Hoàng Yên – số báo danh 025 đã xuất xắc vượt qua 12km cung đường Giải leo núi Bước chân trên mây lần 2 – Chinh phục đỉnh Tà Xùa để cán đích đầu tiên, qua đó chiến thắng thuyết phục ở bộ giải giành cho nam. Đây là lần thứ 2 liên tiếp vận động viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh Yên Bái tham dự và có thành tích vượt trội tại Giải leo núi “Bước chân trên mây”. Ở mùa giải đầu tiên được tổ chức, anh Trịnh Hoàng Yên từng phải về nhì , chức vô địch lần này càng trở nên đặc biệt, khẳng định sự bền bỉ và quyết tâm không ngừng nghỉ , qua đó giữ lại cúp vô địch ở lại tỉnh Yên Bái – địa phương 2 năm liền được chọn làm nơi tổ chức giải.
(PLM) - Sáng 12/4, hơn 100 nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước hào hứng "vào cuộc" tranh giải "Bước chân trên mây" chinh phục đỉnh Tà Xùa từ chân núi thuộc chòm Sáng Nhù, thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Thời tiết tạo thuận lợi cho các vận động viên.
(PLM) - Kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật lĩnh vực công chứng của Thanh tra Sở Tư pháp Hà Nội đã chỉ ra nhiều tồn tại, thiếu sót, vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Liễu.