Thiêng liêng trong “cõi Bác xưa”
Mỗi năm, hàng chục vạn khách đến tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các khu di tích, tượng đài. Theo thống kê tới nay, Việt Nam có khoảng 700 di tích, 30 tượng đài, quảng trường và hơn 100 công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa phương trong cả nước. Trên thế giới có 35 công trình, tượng đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành nơi tổ chức các sự kiện văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Những địa điểm ở các nước mà Người từng sống, học tập, làm việc hoặc đến thăm được đặt bia, khắc tượng đồng tưởng niệm. Nhiều quốc gia đã đặt tên công viên, trường học, đường phố, quảng trường, nhà máy, đội sản xuất, câu lạc bộ, vườn trẻ mang tên Người. Một số thư viện quốc gia, trường đại học quốc tế còn sáng tạo các hình thức xây dựng Không gian Hồ Chí Minh để trưng bày hình ảnh, ấn phẩm về cuộc đời, sự nghiệp của Người... Điều đó đã thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ, tri ân sâu sắc của Nhân dân Việt Nam và tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân thế giới đối với Người; minh chứng rõ nét Nghị quyết của UNESCO năm 1987: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng xuất chúng, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; đã có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật”.
Với người dân Việt Nam, khi có dịp về Hà Nội, được vào Lăng viếng Bác, thăm nơi Bác ở và làm việc những năm tháng cuối đời trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nghe những câu chuyện cảm động từ những kỷ vật được bảo quản trong không gian đặc biệt ấy, luôn là mong mỏi thiết tha…
56 năm qua, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Khu di tích) đã đón gần 90 triệu khách (tính đến thời điểm tháng 8/2024) từ khắp mọi miền đất nước và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến thăm. Vào những dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc khánh, mỗi ngày Khu di tích đón hàng vạn lượt người.
Bà Lê Thị Phượng - Giám đốc Khu di tích cho biết, ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bộ Chính trị đã ra quyết định bảo vệ, bảo quản, giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch. Quyết định được đưa ra với lòng biết ơn vô hạn vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đặc biệt là đồng bào chiến sĩ miền Nam đang ngày đêm chiến đấu anh dũng hy sinh để thống nhất đất nước.
Cũng theo bà Lê Thị Phượng, quần thể Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch gồm có các di tích như: Phủ Chủ tịch, nhà 54, nhà sàn, phòng họp Bộ Chính trị, nhà 67, nhà bếp A, nhà bếp B, nhà Bác ký sắc lệnh, hầm H66, hầm D1… Và 1.738 tài liệu, hiện vật vốn có thuộc các nhà di tích. Cùng đó là các di tích ngoài trời như ao cá, giàn hoa Phủ Chủ tịch, đường Xoài, đường mòn Hồ Chí Minh, cầu gỗ qua ao… Thêm 50 cây di tích, là những cây Bác đem về trồng hoặc các tổ chức, cá nhân ở các địa phương hay nước ngoài gửi tặng và Bác trực tiếp chăm sóc.
Trong một bài thơ, nhà thơ Tố Hữu từng gọi nơi này là “Cõi Bác xưa”: “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn/Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn/Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối/Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…”. Cõi ấy vừa là “cõi thiêng”, “cõi người hiền”, vừa là cõi văn hóa thanh tao, giản dị. Cõi ấy cũng là cõi của cỏ cây, hoa lá, của nếp nhà sàn đơn sơ, của ao cá thân thương. Không gian của làng quê Việt đến tận cùng từ mỗi khóm hoa, vị hương, hòn sỏi, ngọn cỏ, tiếng chim, giọt nắng... Ao cá hiện nay cũng chính là nơi mà Bác Hồ từng ngồi cho cá ăn trước kia. Con đường mà mọi người đến thăm khu nhà Bác ở cũng là con đường trước đây Bác thường đi qua với những gốc cây, những rễ cây mà tên của chúng là do Bác Hồ đặt...
“Chúng tôi thỉnh thoảng được Người trực tiếp đến xem việc ăn uống; được Người cho quà mỗi lần Người đi công tác nước ngoài về; được xem phim với Người vào tối thứ Bảy hàng tuần tại nhà khách Phủ Chủ tịch. Tết cổ truyền dân tộc hàng năm, Người mời một bữa cơm tất niên và chụp ảnh chung với Người” - TS. Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Khu di tích kể lại. Khi chiếc vỏ áo bông vá lần hai ở vai, xin Bác cho thay vỏ áo khác, Người bảo: “Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân, đừng bỏ cái phúc đó đi”. Khi đôi dép cao su mà Bác đi hàng ngày đã quá cũ, Bác đề nghị lấy miếng cao su khác vá vào gót và lấy những chiếc đinh nhỏ đóng vào quai của đôi dép cũ để giữ cho quai khỏi tuột, như thế là thay dép mới cho Bác rồi”...
Nhớ Bác khôn nguôi không chỉ mỗi tháng 5 về
Đến với Khu di tích, có một điều dễ nhận thấy là các cán bộ làm việc ở đây đều cống hiến thầm lặng với tất cả niềm yêu kính Bác, góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác, nhân lên giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lòng du khách trong nước cũng như quốc tế.
Dừng bên đường xoài, trong tán cây rợp mát, chuyện kể của nữ thuyết minh Khu di tích kể về cuộc gặp gỡ cảm động giữa Bác Hồ với đoàn đại biểu anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc năm 1965. Ngay tại con đường nhỏ này, Bác đã ân cần hỏi thăm nữ Anh hùng Tạ Thị Kiều đến từ Mỏ Cày, Bến Tre, Anh hùng Hồ Vai, đại diện tiêu biểu của đồng bào Pa Kô kiên cường, bất khuất và nhiều người con ưu tú của miền Nam. Tình cảm Bác dành cho các đại biểu như người cha đón những đứa con thân yêu lâu ngày trở về. Bức ảnh chụp Bác Hồ bình dị giữa đoàn đại biểu anh hùng, chiến sĩ miền Nam trên đường xoài hôm đó đã trở thành kỷ vật, ghi lại khoảnh khắc đẹp, làm xúc động hàng triệu trái tim đồng bào. Đường xoài cũng là con đường mà Bác thường đi bộ sau giờ làm việc và tập thể dục mỗi buổi sáng với mong muốn có đủ sức khỏe vào thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam…
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam. Bác từng nhiều lần nói rằng: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi ”. Tháng 8/1969, Bác nằm trên giường bệnh nhưng vẫn nghe báo cáo tình hình chiến trường, vẫn theo dõi bản đồ chiến sự miền Nam. Mỗi khi tỉnh dậy sau cơn mệt nặng, bao giờ Bác cũng hỏi tin tức về miền Nam.
Trước lúc đi xa, trong Bản Di chúc, Bác đã dành tình cảm, niềm tin mãnh liệt cho đồng bào miền Nam, cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc. Người viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam - Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sỹ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”.
Đáp lại tình cảm của Bác, Nhân dân miền Nam, với sự hỗ trợ đắc lực của miền Bắc, đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Ngày 30/4/1975, cả dân tộc Việt Nam đã cùng nhau hát vang bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tên Bác và tên đất nước như hòa vào làm một “Việt Nam Hồ Chí Minh/Việt Nam Hồ Chí Minh”.
60 năm đã trôi qua kể từ ngày Bác viết những dòng Di chúc đầu tiên, nhưng ánh sáng từ Di chúc vẫn soi đường, tiếp sức cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Đó là ánh sáng của lòng yêu nước, thương dân, của đạo lý làm người, của khát vọng hòa bình và phát triển, của quyết tâm xây dựng một đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời Bác dặn. Thực hiện Di chúc của Bác Hồ là mệnh lệnh từ trái tim, để mỗi người dân Việt Nam đều chung tay viết tiếp khúc tráng ca “độc lập - tự do - hạnh phúc” mà Người đã khởi xướng và nỗ lực thực hiện bằng cả cuộc đời. Mỗi tháng 5 về, kỷ niệm ngày sinh của Bác, người dân trên mọi miền Tổ quốc lại trào dâng lòng thành kính, nhớ Bác khôn nguôi…
Bộ phim tài liệu “Những nét vẽ từ trái tim” của Điện ảnh Quân đội nhân dân ra mắt trong dịp kỷ niệm 135 Ngày sinh của Bác ghi lại hành trình sáng tác của những họa sĩ dành cả đời để vẽ Bác Hồ. Bộ phim trở thành khúc tráng ca về lòng yêu nước, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và tấm lòng son sắt hướng về Người. Đặc biệt là hai bức huyết tranh gây xúc động mạnh mẽ.
Họa sĩ Diệp Minh Châu trong thời gian hoạt động tại chiến khu Đồng Tháp Mười từng lấy máu từ cánh tay mình để vẽ chân dung Bác Hồ cùng ba em thiếu nhi đại diện cho ba miền đất nước, kèm theo dòng “huyết thư” gửi Bác: “Kính gửi Cha của con”.
“Tôi trở về từ chiến trường, với đôi mắt bị thương, không nhìn thấy nữa. Không nhìn thấy nhưng tôi vẫn vẽ, với niềm tin ánh sáng ở trong mình. Tôi một đời nặng nợ với núi sông, nặng nợ với những người đã hy sinh, cho Tổ quốc, cho hòa bình dân tộc...”, đó là những chia sẻ của Đại tá, họa sĩ Lê Duy Ứng về hành trình miệt mài vẽ Bác, đặc biệt là kỷ niệm cả đời ông khắc cốt ghi tâm khi vẽ Bác Hồ bằng máu…
(PLM) - Chiều ngày 15/5, tại trụ sở báo Pháp luật Việt Nam đã diễn ra lễ trao quyết định của Bộ Công an công nhận báo Pháp luật Việt Nam đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm 2024. Tham dự buổi lễ về phía Bộ Công an có Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03). Đại tá Phạm Văn Hà, trưởng phòng 5, Cục An ninh chính trị nội bộ cùng một số đơn vị trực thuộc. Về phía báo Pháp luật Việt có TS. Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập; TS. Vũ Hồng Thuý, Phó Tổng biên tập, cùng đại diện các phòng, ban của báo.
(PLM) - Sáng ngày 13/5, tại Cơ sở 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội tại Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra của Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thi công cũng như tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Đoàn do đồng chí Phan Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.
(PLM) - Ngày 14/05/2025 tại trường Đại học Công đoàn đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “ Du lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu: Thực trạng và giải pháp”. Sau nhiều giờ làm việc, hội thảo đã trình bày nhiều tham luận quan trọng, chỉ ra nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và vi mô giúp định hình chiến lược phát triển du lịch bền vững, có giá trị thực tiễn cao, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành có thể áp dụng hiệu quả vào hoạt động quản trị và vận hành.
(PLM) - Ngày 14/5, tại Hà Nội, trong không khí trang nghiêm của Đại lễ Vesak 2025, chùa Quán Sứ (Hà Nội) đã trở thành điểm hành hương quan trọng khi đón nhận xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ được cung nghinh về Việt Nam.
(PLM) - Sáng 13/5, tại Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn”. Theo các hiệp hội, sau hơn 20 năm áp dụng, quy định công bố hợp quy không còn phù hợp, gây tốn kém chi phí, thời gian và phát sinh thủ tục không cần thiết. Các chuyên gia đề xuất bãi bỏ quy định về công bố hợp quy nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy kinh tế.
(PLM) - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng, chào mừng 70 năm Ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 – 13/5/2025). Sự kiện trọng đại này thu hút gần 3.000 người tham gia, trở thành một ngày hội lớn của toàn dân, thể hiện niềm tự hào sâu sắc và khát vọng phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng anh hùng.
(PLM) - Ngày 8/5/2025, Trường Đại học Luật Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và công bố Quyết định về công tác cán bộ.
(PLM) - Vừa qua, báo Pháp luật Việt Nam nhận được đơn thư phản ánh của ông Trần Văn Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, vận tải, thương mại Huyền Yến có địa chỉ tại: Lô số 8, Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô, thôn Tân Thành, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Theo đơn thư ông Mạnh cho biết; Năm 2014 gia đình ông khi đó được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư xưởng sản xuất dầu thực vật tại Cụm Công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án Thửa đất số 370, 372 tờ bản đồ số 19 (xã Phi Mô nay là thị trấn Vôi) được UBND huyện Lạng Giang cấp 3 cuốn sổ đỏ cho 3 gia đình khác nhau dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện suốt nhiều năm qua, vì vậy đến nay dự án xây dựng xưởng sản xuất dầu thực vật vẫn chưa thể hoàn thiện. Trong khi đó phán quyết của Toà lại chưa rõ ràng nên cũng chưa thể thi hành án.
(CLO) Nhà báo Hồ Quang Lợi "là một nhà bình luận xuất sắc và nhạy bén trước thời sự cuộc sống. Có thể coi anh là một nhà văn có tài, bởi những bài báo của anh không chỉ mang tính tân văn mà còn mang tính thẩm mỹ. Nhiều bài báo của Hồ Quang Lợi không chỉ giàu thông tin, nhận định, ý tưởng, mà còn là những bài văn đầy mỹ cảm" - Cố GS.Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Nếu bạn theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây, năng lượng đam mê SỐNG ở một con người sôi nổi có lẽ sẽ chạm tới bạn!
(PLM) - Một người đàn ông trong tình trạng "ngáo đá" đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Dương bắt giữ sau khi cầm dao rựa điên cuồng "múa" trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ.