Phong tục Việt - hiểu để kế thừa và phát triển
chủ nhật, 18/9/2022 10:34 GMT+07Phong tục dân gian Việt Nam là sự kết tinh đa dạng hàng thế kỷ lịch sử từ trong cộng đồng. Nhưng cuộc sống luôn biến động, phát triển khiến cho phong tục cũng cần phải mang hơi thở của thời đại và phù hợp với mọi người dân.
Bị chiếm đoạt 4,1 tỷ đồng khi nhờ người “chạy án” cho con gái
chủ nhật, 18/9/2022 10:18 GMT+07TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trạc Văn Bảo (SN 1989, ở huyện Tiên Yên, Quảng Ninh), Đoàn Tùng Lâm (Luật sư, SN 1977, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Phạm Thanh Hải (SN 1982, ở quận Ba Đình, Hà Nội) và Bùi Hoàng Long (SN 1989, ở Kiên Giang) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là bà Lương Thị C (ở Tây Ninh).
Sắc màu tâm linh - Giải mã những bí ẩn và mong ước tái hiện không gian kinh đô xưa
chủ nhật, 18/9/2022 10:08 GMT+07“Có rất nhiều bí ẩn tại Hoàng thành Thăng Long cần phải giải mã, rất cần sự chung tay của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân cũng như chính quyền thành phố Hà Nội. Mục tiêu của chúng ta không chỉ là trả lại một không gian của kinh đô xưa mà còn nâng tầm của di sản văn hoá đặc biệt này, xứng với những giá trị đã và đang ẩn trong những tầng đất đá”, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Hồng Chi chia sẻ.
Học để "làm người" - Viết cho thế giới ngày mai
chủ nhật, 18/9/2022 09:41 GMT+07Mỗi khi nghĩ về trẻ em, về mùa Trung thu tôi thường nhớ tới bài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” (nhạc Lê Mây, thơ Phùng Ngọc Hùng) và bài “Em như chim bồ câu trắng” (nhạc và lời Trần Ngọc). Bởi mỗi khi hai ca khúc ấy cất lên, tôi như thấy cả triệu điệp khúc mến thương tuổi niên thiếu trở về.
Học để "làm người" - Văn hóa học đường xuống cấp - người lớn không vô can
chủ nhật, 18/9/2022 09:33 GMT+07Ông Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cho rằng, văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, còn một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên lệch chuẩn. Thậm chí các em lệch chuẩn nghiêm trọng trong cử chỉ, lời nói, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ cơ bản của học đường…
Học để "làm người" - Thầy cô chúng ta đã thay đổi?
chủ nhật, 18/9/2022 08:10 GMT+07Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn xác định năm học 2022 - 2023 là năm học khá đặc biệt, bởi sau một thời gian dài học sinh được tới trường. Và cũng là năm đầu của giai đoạn trọng tâm nằm trong quá trình đổi mới của ngành Giáo dục, chú trọng “dạy người” hơn là truyền thụ kiến thức một chiều như trước…
Học để "làm người" - Có chữa được bệnh thành tích Trong giáo dục?
chủ nhật, 18/9/2022 08:00 GMT+07Không phải ngẫu nhiên, tại lễ khai giảng năm học mới vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc nhở ngành Giáo dục về hệ lụy của bệnh thành tích, dẫn đến hành động áp đặt gây ảnh hưởng không tốt đến học sinh: “Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ”…
Học để làm người - Dạy những bài học về sự tử tế, trung thực và nhân ái
chủ nhật, 18/9/2022 07:00 GMT+07Năm nay, ngành Giáo dục và nhiều trường đã chọn những chủ đề năm học hướng tới việc giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, lòng nhân ái. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - giáo dục chú trọng phát triển kỹ năng, hài hòa “đức, trí, thể, mỹ”.
Vì sao không nên “gói gọn” bạo lực gia đình trong nội bộ gia đình?
chủ nhật, 18/9/2022 06:10 GMT+07Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” (khoản 2 Điều 2). Khi tiến hành sửa đổi luật, có nhiều ý kiến cho rằng, quy định này là thừa và nên bỏ vì đã là phòng, chống bạo lực gia đình thì chỉ nên “gói gọn” trong phạm vi gia đình được pháp luật thừa nhận.
Kỳ 4: Đoàn kết tôn giáo, yếu tố quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc - Mặt trận Tổ quốc và vai trò nêu gương của các chức sắc tôn giáo
chủ nhật, 18/9/2022 06:00 GMT+07Đứng trước bối cảnh mới, khi mà các thế lực thù địch sử dụng các thủ đoạn tinh vi, giấu mình trên không gian mạng, lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới, các “đạo lạ” để chia rẽ, kích động phá vỡ khối đoàn kết tôn giáo đòi hỏi chúng ta khi giải quyết các vụ việc phức tạp phải sáng suốt, bình tĩnh, nắm vững nguyên tắc nhưng phải mềm dẻo, ứng xử linh hoạt, tế nhị, phải làm cho đồng bào tôn giáo phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, tranh thủ sự đồng tình và cô lập kẻ xấu.