Góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Qua 10 năm thi hành, có thể khẳng định Luật Hải quan đã đi vào cuộc sống. Luật đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện chủ trương cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng; tăng cường hiệu quả cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, qua theo dõi, giám sát và phản ánh của dư luận cho thấy, việc thực hiện Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết thi hành cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Đáng chú ý là việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng còn một số vướng mắc, bất cập.
Trong khi đó, hiện nay Đảng và Nhà nước đang thực hiện “cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”, cơ cấu tổ chức của nhiều cơ quan, bao gồm ngành Hải quan sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới. Ngoài ra, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Một trong các nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra là “Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, cá nhân hóa và dựa trên dữ liệu”.
Vì thế, việc nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hải quan nói chung và thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng là rất cần thiết nhằm kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng như làm rõ các yêu cầu, điều kiện cần thiết để tiếp tục đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Hải quan...
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, Luật Hải quan năm 2014 có ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, tạo nền tảng pháp luật để tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan, Chiến lược phát triển Tài chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu, rộng trong giai đoạn mới. Luật Hải quan là văn bản pháp lý quan trọng, bao quát toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan, là cơ sở để xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
Thực hiện mục tiêu chiến lược về thực hiện hải quan số, hải quan thông minh, cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã nỗ lực cải cách quy trình theo hướng đơn giản hóa, số hóa quy trình thủ tục hải quan hướng tới số hóa quy trình thủ tục và tự động hóa tối đa việc thực hiện thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và giảm thiểu thời gian thông quan và chi phí cho doanh nghiệp.
Nêu rõ những kết quả tích cực đạt được, nhưng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng thẳng thắn chỉ rõ những bất cập, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, đưa ra những kiến nghị cụ thể về hoàn thiện chính sách, pháp luật; kiến nghị về tổ chức thực hiện trong thời gian tới...
Các ý kiến ghi nhận những nỗ lực của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trong cải cách thủ tục hành chính thời gian qua. Những cải cách trong thực hiện thủ tục hành chính không chỉ giúp ngành Hải quan nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng chỉ rõ, việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan vẫn còn những bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Đặc biệt là công tác kiểm tra chuyên ngành, việc bảo đảm nguồn lực cho hoạt động hải quan để bảo đảm hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa được liên tục, thông suốt. Hơn nữa, việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, chuyển đổi số quốc gia cũng đặt ra yêu cầu cần sớm nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Hải quan cho phù hợp.
Một số ý kiến đề nghị làm rõ về công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành, về hệ thống thông quan điện tử VNACSS/VCIS và 20 hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh, về Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN...
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang, vướng mắc trong công tác kiểm tra chuyên ngành không phải là vấn đề mới mà đã được nghiên cứu khi xây dựng Luật Hải quan năm 2014. Tuy vậy, đây là vấn đề rất khó, liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, cơ quan nên Luật Hải quan năm 2014 cũng chỉ quy định trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trong việc thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan Hải quan trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
Mặt khác, Nghị quyết số 19/NQ-CP năm 2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo xác định những mục tiêu rất mạnh mẽ trong đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành như giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% hiện nay xuống còn dưới 10%... Nhưng đến nay, nhiều mục tiêu không đạt được. Bởi thế, ông Nguyễn Trường Giang cho rằng, đây là nội dung cần có đánh giá kỹ, xác định đúng nguyên nhân để có giải pháp phù hợp.
Kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Hải quan là đầu mối phối hợp, còn thực chất trách nhiệm kiểm tra chuyên ngành nào vẫn được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó, từ chất lượng hàng hóa đến an toàn vệ sinh thực phẩm... Các Bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, đơn cử như Bộ Công Thương đã cắt giảm tới 60% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cắt giảm danh mục những hàng hóa qua chế biến, sau đóng gói thì không phải kiểm dịch; Bộ Khoa học và Công nghệ chuyển việc kiểm tra nhà nước về đo lường sang kiểm tra sau thông quan...
Song, Thứ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận, đây vẫn là một trong những “nút thắt” còn tồn tại và cho biết Bộ Tài chính đang đề xuất với Chính phủ theo hướng Bộ nào, chuyên ngành nào thì cải cách mạnh mẽ chuyên ngành đó; vẫn thực hiện nhiệm vụ của từng Bộ nhưng có kết nối và chia sẻ chung để bảo đảm thực hiện nhanh, thuận lợi và hiệu quả nhất.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh: Nếu không hành động ngay sẽ lại tụt hậu. (Ảnh trong bài: Nghĩa Đức) |
Khẳng định Bộ Tài chính và ngành Hải quan là những đơn vị đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ Tài chính chia sẻ, từ năm 2014, ngành Hải quan đã đưa vào ứng dụng Hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS) và Hệ thống thông tin tình báo hải quan (VCIS). Cùng đó, phát triển thêm 20 hệ thống công nghệ thông tin của Hải quan để phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực này.
“Nhờ những hệ thống này, thủ tục thông quan hiện nay được thực hiện 24/7 và thu thuế 24/7, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Đơn cử như năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta tiến sát mốc 800 tỷ USD”, Thứ trưởng nói.
Nhấn mạnh nếu không hành động ngay sẽ lại tụt hậu, Thứ trưởng nêu rõ, Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo rất sát sao vấn đề này và sớm đưa vào triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới để vừa củng cố hệ thống VNACCS/VCIS vừa cập nhật được những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong thời gian tới, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.
Tại Phiên giải trình về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan” do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức trước dịp Tết Ất Tỵ vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian tới tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan năm 2014 để phục vụ công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đồng thời, khắc phục những bất cập, hạn chế.
Về giải pháp trước mắt, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lưu ý, cần nghiên cứu sớm sửa đổi Nghị định số 85/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, tập trung vào những nội dung liên quan đến cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành; xây dựng cơ sở dữ liệu chung để chia sẻ thông tin, kiểm tra chuyên ngành, cấp phép, kiểm soát hàng hóa, kết nối trao đổi dữ liệu qua hệ thống một cửa quốc gia; công khai thông tin chia sẻ, có cơ chế phản hồi nhanh đối với những ý kiến đề xuất của doanh nghiệp...
Thành Công
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.
(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.
(PLM) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2025), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024.