Gần gũi với những người sáng tác
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, trước hết là công, nông, binh”...
Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 (năm 1962), NSND Trà Giang kể lại rằng khi gặp Bác Hồ, Bác đã dặn dò ân cần khiến bà nhớ mãi “Làm văn nghệ là đem niềm vui, nỗi buồn của cuộc đời thể hiện trong những vở kịch, những bộ phim. Việc đó có ý nghĩa lắm. Văn nghệ sĩ phải là chiến sĩ trên mặt trận đó”.
Trong cuốn “Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh”, nhà quay phim Lê Minh Hiền cho biết: “Trong thời gian được sống gần Bác, chúng tôi học được những bài học lớn về tinh thần vì dân, vì nước, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về đức tính giản dị, khiêm tốn, về lề lối làm việc khoa học của Bác, Bác luôn luôn nhắc nhở chúng tôi về nếp sống giản dị, ngăn nắp, trật tự. Lúc nào Bác cũng nhanh nhẹn, gọn gàng. Chúng tôi, khi đi quay phim Bác, cũng phải tập cho quen, nếu không sẽ bị lỡ việc. Bác còn nhắc nhở chúng tôi tập thể dục, dạy cho chúng tôi học võ cho người khỏe mạnh để làm việc tốt”.
Ông Hoàng Đạo Thúy từng cho biết được gặp Bác Hồ, ông cảm thấy được nhân lên nguồn sức mạnh nội lực và sẵn lòng đi theo Người để phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Trong con mắt của họa sĩ Đỗ Cung, Bác Hồ vừa là nhà chính trị xuất sắc, nhưng lại rất đời thường. Ông quan sát, một nhà lãnh đạo Chính phủ mặc bộ quần áo nâu giản dị, ngồi làm việc trong Bắc Bộ Phủ đẹp như một bức tranh, rất đời, giản dị và thanh tao.
Đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa, người từng có vinh dự lớn khi được gặp, làm việc bên Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám 1945 và những ngày đầu năm 1950 nhớ mãi những lời Bác dặn. Đó là “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cho nên “nếu cứu được nước thì dù với bao nhiêu cay đắng cũng phải chịu”.
Tố Hữu là người viết nhiều về Bác. Tập thơ nào của ông cũng có bóng dáng Hồ Chủ tịch, người trường chinh theo cách mạng để tìm lối thoát cho dân tộc còn nô lệ, lầm than. Có một sự thật là khi viết bài “Hồ Chí Minh”, Tố Hữu chưa được gặp Bác và chừng mấy mươi ngày sau khi viết bài thơ này, ông mới được diện kiến Bác. Và từ đó suốt một đời nhà thơ luôn viết về Cụ Hồ trong niềm tôn kính, say mê.
“Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư”
Lời ca chúng ta hay nghe: “Người về mang tới niềm vui/Mùa thu nắng tỏa Ba Đình…”. Đó là ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1950. Một bài hát mà bây giờ chúng ta vẫn nghe mãi không chán, nhất là vào dịp Quốc khánh nước nhà.
![]() |
Cụ Hồ và NSND Trà Giang. (Ảnh tư liệu) |
Văn Cao là nhạc sĩ lớn, ông có mặt trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, nên ông hiểu tinh thần quật khởi của Cách mạng Tháng Tám, không khí sục sôi, vui mừng của ngày Độc lập 2/9/1945. Con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao - họa sĩ Văn Thao cho biết: “Giai điệu và ca từ mở đầu ca khúc được lấy cảm hứng từ chính hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Lúc đó, Văn Cao đứng ở dưới với tư cách thành viên trong Việt Minh cùng với hàng vạn đồng bào khác hướng lên khán đài lắng nghe giọng đọc của Bác.
“Người về đem tới Xuân đời/Từ đất nước cằn, từ bùn lầy cả cuộc đời bừng lên/Bao công nhân tiền phong đưa nhân dân vùng lên/Nhân dân theo từng bước cha già, giành tự do ngàn năm”. Một không khí trong ngày trọng đại của dân tộc. Ngày khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khai sinh lại biết bao phận người Việt trong những năm tháng lưu đày, nô lệ.
Ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” được nhạc sĩ Văn Cao giới thiệu vào đúng dịp sinh nhật Bác năm 1949. Ngay sau đó, bài hát được đông đảo Nhân dân yêu mến và trở thành một trong những ca khúc hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hành trình của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành từ bến Nhà Rồng, ra đi cứu nước nhưng sau này thành lãnh tụ kính yêu của Nhân dân, Bác lại chưa trở lại Nam Bộ. Vì vậy, Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam. Bác Hồ từng nhiều lần nói rằng: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi ”. “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha” (Tố Hữu).
Trong ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, nhạc sĩ Văn Cao đã viết: “Bao đau thương miền Nam trong con tim Việt Nam/Đang dâng lên làn sóng căm hờn và niềm tin thành công/Cụ Hồ Chí Minh, ý muôn người trong một người/Tên quê hương hồn đất nước Bắc Nam/Cụ Hồ Chí Minh, ánh đuốc soi đường sáng/Đế quốc tan tành hết trước sức dân trào cuốn/Vinh quang nhân dân Việt Nam!”.
Đánh giá về những giọng ca từng thể hiện bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, họa sĩ Văn Thao cho biết, ông ấn tượng với giọng ca của NSND Quý Dương. “Sau này, trong lớp ca sĩ trẻ thì tôi thích cách thể hiện của NSƯT Đăng Dương”.
Thời niên thiếu, chúng ta luôn nhớ nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ. Cho đến nay, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông vẫn là “Búp sen xanh”. Ra mắt lần đầu năm 1982, cho tới nay tác phẩm đã được tái bản hàng chục lần và in đậm trong nhiều thế hệ người Việt. Cuốn sách được Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết lời giới thiệu ở lần tái bản đầu tiên.
Từ năm 1948, nhà văn Sơn Tùng đã đến gặp trực tiếp bà Thanh và ông Khiêm - là anh chị ruột của Bác, được gia đình cung cấp những tài liệu quý báu về cuộc đời, gia cảnh của Bác. Sau đó, nhà văn đi khắp các miền đất nước lần theo bước chân mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Hồ Chủ tịch từng đi qua. Ông cũng tìm đến những nơi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi, gặp những người từng quen biết chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành như người thủy thủ từng biết Bác từ năm 1913, gặp bà Lê Thị Huệ - “mối tình đầu tiên và có ảnh cũng như thơ Nguyễn Tất Thành gửi cho bà”. Cùng với việc sưu tầm nghiên cứu các “tư liệu quốc tế, các sách báo viết về Bác, đặc biệt các chồng công văn mật, các giấy tờ”...
Cùng với “Búp sen xanh”, nhà văn Sơn Tùng còn có tác phẩm “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở Trường Dục Thanh”, được ra mắt lần đầu vào năm 2016, gần ba thập kỷ sau khi nhà văn Sơn Tùng hoàn thiện tác phẩm. Bản thảo cuốn sách do con trai nhà văn Sơn Tùng sưu tầm từ những trang viết tay của cha, chúng ta thấy tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ, trước nỗi đau đáu của cha “Nước mất! Nhà tan! Đi đi con. Tất Thành! Tất Thành…”.
Truyện dài “Cuộc chia ly trên Bến Nhà Rồng” của nhà văn Sơn Tùng được chỉnh sửa từ kịch bản phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” - bộ phim nhựa công chiếu năm 1990 được đông đảo khán giả yêu mến. Câu chuyện về tình cảm cao thượng và đẹp đẽ của cô gái Lê Thị Huệ (Út Huệ) với chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành, về nghĩa nước, tình nhà “khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”.
Không thể kể hết những sáng tác về Bác Hồ, nhưng có bài hát tôi nghe nhiều hồi thiếu niên là ca khúc “Bác Hồ một tình yêu bao la”, được nhạc sĩ Thuận Yến viết năm 1979. Ông lấy cảm hứng từ lần ông được gặp Bác năm 1966 và những suy nghĩ về tình cảm, tình thương và tình yêu lớn lao của Người dành cho đồng bào và Nhân dân cả nước.
Bài hát được phát lần đầu tiên trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam với tiếng hát của ca sĩ Thanh Hoa, ngay lập tức trở thành bài ca xuất sắc về Bác Hồ. Nhạc sĩ Thuận Yến đã từng chia sẻ rằng ông không có nhiều dịp gặp Bác Hồ. Nhạc sĩ viết về Người, chủ yếu là xuất phát từ tình cảm và những câu chuyện kể, những gì được xem, nghe, đọc, như: tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” của đạo diễn Bùi Đình Hạc... Ông có gần 30 tác phẩm viết về Cụ Hồ.
(PLM) - Hôm nay 1/7, thành phố Hà Nội và 126 đơn vị xã, phường mới cùng với các địa phương trên cả nước bắt đầu đi vào hoạt động, vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đánh dấu thời khắc đặc biệt, một bước chuyển mình lịch sử của đất nước, với sự tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy - nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả - phù hợp với vai trò, tiềm lực và vị thế của Thủ đô. Trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính là nhiệm vụ được Thành phố ưu tiên để bảo đảm mọi hoạt động được thông suốt, kịp thời, không gián đoạn.
(PLM) - Đúng 6 giờ sáng ngày 1/7, trong thời khắc lịch sử, khi đất nước bước vào vận hành bộ máy chính quyền mới, những tiếng chuông đại hồng chung từ 18 nghìn ngôi chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc đã ngân vang như một lời nguyện cầu Quốc thái dân an, tiếp sức cho đất nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLM) - Sáng 30/6, Thành Uỷ - HĐND - UBND – UBMTTQ Việt Nam TP. Hà Nội đã công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội.
(PLM) - Vừa qua, tại TP.HCM diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Trọng tài Thương mại Số 1 Việt Nam - VN1AC, đánh dấu sự hiện diện của một tổ chức trọng tài mới với định hướng chuyên nghiệp, đổi mới và lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Trung tâm Trọng tài Thương mại số 1 Việt Nam quy tụ đội ngũ 38 Trọng tài viên chuyên môn cao, được kỳ vọng trở thành nhân tố tiên phong trong hệ sinh thái giải quyết tranh chấp ngoài tòa án – một xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số.
(PLM) - Tiếp tục chương trình Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất, ngày 29/6, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Lý Minh Chinh và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Thanh Tịnh, Hội nghị đã diễn ra 4 phiên thảo luận chuyên đề gồm: Công tác luật sư; công tác hòa giải; hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp dân sự, thương mại và Đào tạo nhân lực pháp lý.
(PLM) - Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng dàn xe đầu kéo, kéo theo rơ moóc thùng chở cát, chở đá từ huyện Hàm Yên, Tuyên Quang xuôi hướng về các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc, có dấu hiệu quá tải lưu thông trên QL2.
(PLM) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra , kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa.
(PLM) - Ngày 28/6, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hạ Vinh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì và phát biểu khai mạc.
(PLM) - Sáng 26/6, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội (FBU) phối hợp với Trường ĐH Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tài chính xanh cho phát triển bền vững”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Việt Nam, Nga, Singapore và các quốc gia khác.
(PLM) - Có những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng không chỉ để chữa bệnh cứu người, mà còn gửi gắm vào đó cả tuổi thanh xuân, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp. Thế nhưng, tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Hà Nội, hàng chục y bác sĩ đang phải gồng mình sống qua ngày khi lương và phụ cấp bị nợ kéo dài – khi y, bác sĩ sống trong nợ lương "Nghề cứu người, ai cứu họ?". Một thực tế xót xa giữa lòng Thủ đô.