Lịch sử Việt Nam ghi nhận, Vương triều nhà Trần tồn tại trong lịch sử thời Đại Việt với 12 đời vua, kéo dài và tỏa sáng 175 năm (1225 - 1400) với nhiều vị vua anh minh như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều danh tướng kiệt xuất như: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư... Và Thái Bình được biết đến là vùng đất phát tích, hưng nghiệp của vương triều nhà Trần, là nơi vua Trần Thái Tông sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây mà gây dựng cơ nghiệp.
Đền Trần Thái Bình tọa lạc ở thôn Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là nơi thờ các vị vua triều Trần. Đây cũng chính là nơi phát tích, dựng nghiệp của Vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. |
Hàng năm, các vua Trần thường tổ chức tế lễ tại thôn Thái Đường (nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) vào dịp đầu xuân.
Trải qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống tưởng nhớ các vua Trần tại thôn Thái Đường vẫn được duy trì, được chính quyền địa phương và nhân dân tổ chức long trọng.
Năm 2025, Lễ hội đền Trần tại khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần tiếp tục được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Lễ hội sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 10/2 - 14/2/2024 (tức từ ngày 13 - 17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động đặc sắc mang nhiều ý nghĩa. Đặc biệt năm nay, kỷ niệm 800 năm ngày sáng lập Vương triều Trần 1225 - 2025…
Năm 2025 là năm thứ 3 lễ hội đền Trần được tổ chức với quy mô cấp tỉnh và đặc biệt năm nay kỷ niệm 800 năm sáng lập Vương Triều Trần (1225 - 2025). |
Để chuẩn bị cho lễ hội đền Trần năm 2025, Ban tổ chức đã thành lập 3 tiểu ban gồm: Tiểu ban nội dung, tuyên truyền, khánh tiết; tiểu ban an ninh, trật tự; tiểu ban lễ tân hậu cần.
Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 sẽ mang đến không khí hào hùng và trang nghiêm với nhiều nghi thức truyền thống như lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước và lễ bái yết dâng hương. Tâm điểm là lễ khai mạc vào tối ngày 10/2 (13 tháng Giêng), kết hợp trang trọng giữa phần lễ và phần hội.
Đặc biệt, chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ Thái Bình - miền Thánh Mẫu, đất Thánh nhân, dấu thiêng Phật pháp” được đầu tư quy mô, với những màn trình diễn giàu tính nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử, hứa hẹn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Lễ hội đền Trần Thái Bình 2025 sẽ mang đến không khí hào hùng và trang nghiêm với nhiều nghi thức truyền thống. |
Cùng với phần lễ trang nghiêm, lễ hội đền Trần Thái Bình còn là dịp để người dân và du khách hòa mình vào các hoạt động văn hóa đặc sắc trong phần hội. Từ các trò chơi dân gian như kéo lửa nấu cơm, kéo co, pháo đất, cờ tướng, đến những cuộc thi truyền thống như gói bánh chưng, thi cỗ cá, têm trầu cánh phượng, tất cả đều mang đến bầu không khí tươi vui, gắn kết cộng đồng. Đặc biệt, liên hoan hát văn - loại hình nghệ thuật độc đáo gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu - góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa và tâm linh của lễ hội.
Trước lễ khai mạc, ngày 7/2, sẽ diễn ra Hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài nước Xuân Ất Tỵ 2025 với sự tham gia của khoảng 300 doanh nghiệp. Hội chợ trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực truyền thống, làng nghề và triển lãm sinh vật cảnh, mở ra cơ hội giao lưu văn hóa và kinh tế đầy ý nghĩa. Hội chợ tổ chức trong 9 ngày, từ ngày 7 - 16/2 (từ ngày 10 - 18 tháng Giêng). Đây là cơ hội để quảng bá các sản phẩm của vùng đất Long Hưng - Hưng Hà và các tỉnh thành, tạo điểm nhấn về thu hút đầu tư của huyện. Góp phần thực hiện chủ đề năm 2025: Xây dựng chính quyền thân thiện và giải phóng mặt bằng. Tạo thế và lực để huyện vươn mình bứt phá trong năm 2025.
Hội chợ kết nối cung cầu doanh nhân họ Trần và các doanh nghiệp trong và ngoài nước Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 7/2 - 16/2. |
Hiện công tác chuẩn bị khai mạc lễ hội đền Trần đang được gấp rút thực hiện. Trong đó, đã tu sửa hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí, loa truyền thanh; lắp đặt hệ thống pano, khẩu hiệu tuyên truyền trên đường dẫn vào khu di tích và khu nội tự; lắp đặt nhà bạt, bày nhang án sân bái yết… Đơn vị thi công đang triển khai thi công sân khấu khai mạc lễ hội, các gian hàng phục vụ hội chợ kết nối cung cầu. Đơn vị tổ chức sự kiện đang gấp rút lắp đặt sân khấu khai mạc lễ hội đền Trần và chuẩn bị điều kiện cần thiết để tổ chức các gian hàng tham gia hội chợ bảo đảm đúng kế hoạch đề ra.
Đồng thời, các đơn vị, địa phương chuẩn bị tốt công tác tổ chức, đón tiếp khách mời, sẵn sàng phương án đảm bảo an ninh trật tự cho mọi tình huống, nhất là khi người dân tham gia lễ hội và hội chợ đông...Đặc biệt chú trọng công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau lễ hội, tăng cường lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ thường trực để bảo đảm an toàn cho các hoạt động của lễ hội, đảm bảo lễ hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, thuận lợi, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân địa phương, du khách thập phương.
Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014; Khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Từ năm 2023 đến nay, sự kiện Lễ hội đền Trần Thái Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh, gắn với tôn vinh lễ hội đền Trần là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia... Hiện ở làng Tam Đường còn 4 ngôi mộ cổ của Tứ Đại Vương Thất Đầu Triều là: Thái Tổ Trần Thừa, Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Và tại xã Liên Hiệp còn 2 ngôi mộ cổ của Thống quốc Thái Sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Ngừ (Trần Thị Dung). Trải qua 700 năm, các ngôi mộ cổ luôn được nhân dân sửa sang, tôn đắp, chăm sóc, hàng năm thu hút hàng nghìn du khách đến chiêm bái, tham quan, thể hiện lòng tưởng nhớ và biết ơn đến các vị vua Trần. |
Hồng Thương
(PLM) - Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra tại thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Anh Nguyễn Hữu Minh Sang, du học sinh năm thứ 3 tại Đại học Tsukuba, đã cùng Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Tsukuba, tổ chức Tiệc Tết 2025. Sự kiện thu hút đông đảo du học sinh và cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại địa phương.
(PLM) - Trong đêm và rạng sáng 2-2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ) là thời điểm cuối cùng của kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày, nhiều người dân đã chọn phương án lên Hà Nội sớm để tránh tắc đường nên lượng phương tiện đã gia tăng tại các tuyến cao tốc, khu vực ngoại ô… Lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an thành phố Hà Nội đã chủ động các phương án phân luồng từ xa không để xảy ra ùn tắc theo đúng kế hoạch phối hợp.
(PLM) - Ngày 01-2 (tức mồng 4 Tết), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, toàn quốc đã xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. Công an các đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 5.702 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18 tỷ 033 triệu đồng; tạm giữ 41 xe ô tô, 2.575 xe mô tô, 38 phương tiện khác; tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 879 trường hợp.
(PLM) - Chơi cổ ngoạn, hay còn gọi là chơi đồ cổ, từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Đây không chỉ là thú vui mà còn là cách để gìn giữ, bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các thế hệ. Đặc biệt các món đồ cổ mang một giá trị tinh thần, thể hiện sự hiểu biết của người chơi, và tình yêu đối với quá khứ.
(PLM) - Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, và đối với người Hà Nội, Tết không chỉ là thời gian để sum vầy bên gia đình mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và tình cảm đối với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu trong không khí Tết của người Hà Nội chính là phong tục biếu tặng quà Tết, với những món quà đầy ý nghĩa và tinh tế.
(PLM) - “Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về lại khoác lên mình một vẻ đẹp rất riêng – vừa cổ kính, vừa rực rỡ, tràn đầy sắc xuân. Đối với những du khách thập phương, Hà Nội ngày Tết là một hành trình khám phá không chỉ về cảnh sắc, mà còn về những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt.
(PLM) - Tết với mỗi người Việt nói chung và đồng bào dân tộc Mông tại huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái nói riêng đều có lễ hội mang đậm những nét văn hoá đặc trưng. Đối với đồng bào dân tộc Mông – Lễ hội Gầu Tào là một hoạt động tín ngưỡng quan trọng đã có từ xa xưa của ông cha được những người con vùng núi cao Tây Bắc, lưu giữ và phát triển đến tận ngày nay. Không chỉ để tiếp nối nét đẹp truyền thống mà còn là dịp đồng bào nơi đây tái hiện những giá trị lịch sử để lại. Đã thành thông lệ, năm 2025, Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu sẽ diễn ra vào sáng ngày 15/02/2025 (tức ngày 18/01 năm Ất Tỵ) và công bố Quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và trao bằng công nhận cây Di sản đối với quần thể cây Du Sam núi đất” tại Sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái để người dân cùng vui đón xuân, rộn ràng khắp bản.
(PLM) - Liên quan đến vụ việc người dân có đơn tố cáo một đơn vị thi công có dấu hiệu huỷ hoại tài sản tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, mới đây Công an quận Hải An đã có hướng dẫn nơi gửi đơn giải quyết cho người dân.
(PLM) - Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi rõ rệt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Với sự tiện lợi và đa dạng, các sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành lựa chọn hàng đầu, bất chấp một số lo ngại về giao hàng.
(PLM) - Tối 20-1, tại Nhà hát Hồ Gươm, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2025), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024.